Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Tam thất - Panax pseudoginseng Wall

Có hai loại tam thất là tam thất bắc và tam thất nam trong đó tam thất bắc hay còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn. Tam thất nam còn có tên gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ ngừng. Củ và rễ tam thất đều được dùng như các vị Thu*c quý. Tam thất hay sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm (danh pháp: Panax pseudoginseng) là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng. Loài này được Wall. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1829

1.Tam thất, Sâm tam thất, Kim bất hoán - Panax pseudoginseng Wall

Tam thất, Sâm tam thất, Kim bất hoán - Panax pseudoginseng Wall., thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, thân cao 30-50cm. Lá kép chân vịt, mọc vòng 3-4 cái một; cuống lá chung dài 3-6cm, mang 3-7 lá chét hình mác dài, mép khía răng, có lông cứng ở gân trên cả hai mặt; cuống lá chét dài 0,6-1,2cm. Cụm hoa tán đơn ở ngọn thân; hoa màu lục vàng nhạt với 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu dưới 2 ô. Quả mọng hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ; hạt hình cầu, màu trắng.

Ra hoa tháng 5-7, quả chín tháng 8-10.  

2.Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Panacis Pseudo-Ginseng; thường gọi là Tam thất.

Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng nhiều từ lâu ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng tại các vùng núi cao lạnh 1200-1500m. Người ta chọn hạt giống tốt ở những cây đã mọc 3-4 năm, gieo hạt tháng 10-11, tháng 2-3 cây mọc, nhưng phải chờ 1 năm sau, vào tháng 1-2 mới bứng cây con đi trồng chính thức. Sau 4-5 năm đến 7 năm thì mới thu hoạch được rễ củ có phẩm chất tốt. Rửa sạch bùn đất, cắt bỏ rễ con, phơi nắng cho héo rồi lăn và vò, làm từ 3-5 lần như vậy rồi phơi cho đến khô, cũng có khi chỉ cần sấy khô.

Thành phần hóa học: Củ Tam thất chứa các saponin triterpen: saponin A, B, C, D, acid oleanolic, đường khử, 16 acid amin như phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, histidin, lysin, cystein, các chất vô cơ như Fe, Ca.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn; có tác dụng chỉ huyết, phá huyết tán ứ, tiêu thũng định thống và tư bổ cường tráng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Tam thất được dùng chữa thổ huyết, nôn ra máu, đái ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong kinh, sinh xong máu hôi ra không hết, mắt đỏ sưng đau, rắn độc cắn. Rễ ngâm rượu trị vết thương do Đ*m ch*m, đòn ngã tổn thương.

Tam thất có hiệu quả tăng nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân suy nhược; Thu*c chế từ củ Tam thất dùng để hồi lại sức của những người đã trải qua bệnh nặng, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ bị yếu; Tam thất còn làm tăng nội tiết Sinh d*c, trị vô sinh. Liều dùng 4-8g dạng bột, sắc hay cao lỏng, dùng ngoài lấy củ tươi giã đắp hoặc lấy bột rắc.

Trong thời gian gần đây, Tam thất cũng được dùng như Nhân sâm điều trị ung thư cũng có kết quả.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-tam-that-panax-pseudoginseng-wall)

Tin cùng nội dung

  • Với nhiều đàn ông, sức khỏe S*nh l* rất quan trọng, họ luôn tìm cách để tăng sức mạnh, trong đó có dùng nhân sâm, tam thất. Một số người cho biết, sau khi sử dụng nhân sâm, tam thất quá nhiều, lại dẫn đến liệt dương.
  • Tam thất là một vị Thuốc quý, được Y học cổ truyền sử dụng từ lâu, nó còn được gọi với cái tên rất cao sang là: kim bất hoán, nghĩa là có vàng cũng không thể đổi được.
  • Dáng người thanh mảnh và giọng Huế dễ thương, nhẹ nhàng của TS. Hà Phương Thư gợi lên hình ảnh một phụ nữ khuê các nhiều hơn là một nhà khoa học. Thế nhưng, chị lại là một trong các nhà khoa học trẻ nổi bật của làng khoa học Việt Nam.
  • Tam thất đã được nhân dân tin dùng như là vị Thu*c bổ dùng thay nhân sâm, nên còn có tên vàng không đổi, kim bất hoán.
  • Tam thất là rễ của cây tam thất, còn gọi là sâm tam thất. Trước đây được coi như vị Thuốc, giả nhân sâm, ý nói có thể thay nhân sâm.
  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Với nhiều đàn ông, sức khỏe S*nh l* rất quan trọng, họ luôn tìm cách để tăng sức mạnh, trong đó có dùng nhân sâm, tam thất. Một số người cho biết, sau khi sử dụng nhân sâm, tam thất quá nhiều lại dẫn đến liệt dương.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Cùng với nhân sâm, linh chi,... tam thất cũng được coi là một vị Thuốc quý từ xa xưa.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY