Tên tiếng Việt: Tam thất hoang; Sâm vũ diệp; trúc tiết nhân sâm; tam thất lá xẻ; Vũ diệp tam thất, sâm hai lần chẻ; hoàng liên thất
Tên khác: Aralia bipinnatifida (Seem.) C.B. Clarke; Panax pseudoginseng var. bipinnatifidus (Seem.) H.L. Li;
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, rễ dài có nhiều đốt và những vết sẹo do thân rụng hằng năm để lại. Thân mảnh cao 10-20cm, tới 50cm, thường lụi vào mùa khô. Lá kép chân vịt, mọc vòng 3 cái một, mang 3-7 lá chét mỏng, không lông, mép có răng đôi cạn hay sâu dạng thùy. Hoa màu trắng lục xếp 20-30 cái thành tán đơn trên một trục dài 15-20cm ở ngọn thân, cuống hoa cỡ 1cm. Quả mọng, khi chín màu đỏ, chứa 1-2 hạt.
Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, ở độ cao 1900-2400m trong rừng ẩm. Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh của tỉnh Lào Cai. Cũng được trồng và cây mọc tốt như Tam thất. Thu hoạch rễ củ ở những cây lâu năm, rửa sạch, phơi khô hay sấy khô.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, nhạt, tính hàn; có tác dụng tư bổ cường tráng, tiêu viêm giảm đau, khư ứ sinh tân và cầm máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ củ tam thất hoang dùng cầm máu các loại vết thương và xuất huyết. Cũng được dùng như Tam thất làm Thu*c bổ chữa thiếu máu, xanh xao gầy còm nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ, còn có tác dụng kích thích Sinh d*c và được dùng trong điều trị vô sinh. Liều dùng 4-8g Thu*c bột hoặc rượu Thu*c.
Ở Vân Nam (Trung Quốc) người ta dùng rễ củ chữa thổ huyết, chảy máu mũi, đòn ngã tổn thương, thương tổn bên trong gây đau lưng.