Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây gai - Cây Thuốc an thai, chữa sa dạ con

Cây gai được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy sợi hay lấy lá. Rễ ít được khai thác; người ta đào rể về rửa sạch đất, cắt thái miếng hoặc để nguyên rồi phơi khô hay sấy khô.

Còn gọi là trư ma (Trung Quốc).

Tên khoa học Boehmeria nivea (L) Gaud. (Urtica nìvea L.).

Người ta dùng củ gai (Radix Boehmeriae) là rễ phơi hay sấy khô của cây gai.

Theo chữ hán sợi gai nhỏ là thuyền sợi gai to là trữ. cây gai vừa dùng làm Thuốc vừa cho sợi cho nên gọi là trữ.

Mô tả cây

Cây gai

Cây gai nói đây là cây mà lá ta vẫn dùng làm bánh gai ăn và sợi để dệt làm lưới đánh cá.

Cây sống lâu năm, có thể cao tới 1,5-2m. Lá lớn, mọc so le, hình tim, dài 7-15cm, rộng 4- 8cm mép có răng cưa, đáy lá hình tim hay hơi tròn, mật dưới trắng vì có nhiều lông trắng, mặt trên có màu lục sẫm, dáp, có 3 gân từ cuống phát ra. Hoa đơn tính cùng góc. Hoa đực có 4 lá đài và 4 nhị. Hoa cái có đài hợp chia làm 3 răng. Quả bế mang đài tồn tại.

Gia vị, làm Thuốc nhuộm màu vàng đò, dùng làm nguyên liệu chế màu vàng đỏ không độc để làm Thuốc nhuộm hay nhuộm thức ãn.

Rễ hái vào bất cứ mùa nào, nhưng tốt nhất vào thu đông. Hái về rửa sạch đất phơi hay sấy khô.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây gai được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy sợi hay lấy lá. Rễ ít được khai thác; người ta đào rể về rửa sạch đất, cắt thái miếng hoặc để nguyên rồi phơi khô hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Hoạt chất hiện chưa xấc định được. Mới thấy có axit clorogenic là một loại tanin, do sự kết hợp của axit cafeitanic và axit quinic.

Tác dụng dược lý

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Thường nhân dân làm Thuốc an thai (đang có thai ra huyết và đau bụng) hoặc làm Thuốc chữa sa dạ con.

Công dụng và liều dùng

Tính theo vị đông y: Ngọt, hàn, không độc. Có tác dụng tả nhiệt, tán ứ, chữa đơn độc, thông các chứng lâm (đi đái dắt) chữa sang lờ, thông tiểu tiện. Phàm không thực nhiệt chớ có dùng.

Thường dùng làm Thuốc:

An thai: rễ cây gai mới hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước, cô làm 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày. chì 1-2 ngày là có kết quả, không nên kéo dài.

Chữa bệnh phụ nữ có thai đau bụng, nước vàng đỏ vẩn chảy rỉ, cùng bài Thuốc đó còn chữa được bệnh sa dạ con nhưng uống 3-4 ngày chú ý theo dõi.

Lợi tiểu: Rể và lá còn dùng làm Thuốc lợi tiểu tiện, chữa tiểu tiện đục, đi tiểu ra máu, viêm tử cung, lòi dom không co lên được. Liều dùng trung bình 10-30g sắc với nước uống.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocphunu/cay-gai/)
Từ khóa: cây gai

Tin cùng nội dung

  • Sự cực khoái có thể gây cơn co tử cung nhưng không đủ gây chuyển dạ. Do vậy, cực khoái không làm tăng nguy cơ sinh non.
  • Mang thai và sinh đẻ có thể để lại những rối loạn chức năng cho người phụ nữ như sa dạ con, tiểu không kiểm soát, giảm ham muốn hoặc đau khi quan hệ vợ chồng... Nguyên nhân tại sao và có cách nào để khắc phục?
  • Phụ nữ có thai cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho người mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số món ăn, bài Thuốc có tác dụng dưỡng thai, an thai:
  • Chanh là loại quả được dùng rất phổ biến trong mùa hè. Nước chanh ngoài tác dụng dinh dưỡng, giải khát giải nhiệt còn có tác dụng an thai, kích thích tiết men tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột..
  • Sa dạ con là bệnh lý khá phổ biến ở những phụ nữ lớn tuổi, nhất là khi phải trải qua nhiều lần sinh đẻ.
  • Phụ nữ có thai, thai động cảm thấy như thai sa xuống, hoặc hơi mỏi lưng, đau bụng và trong *m đ*o có chút huyết dịch chảy ra gọi là thai động không yên (động thai).
  • Cây gai chống, thuộc họ gai chống, tên khác là gai sầu, gai ma vương, quỷ kiến sầu, dược liệu có tên Thu*c là thích tật lê.
  • Lá tía tô dùng làm gia vị và vị Thuốc hay dùng trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống, cành làm Thuốc an thai.
  • Cây gai mọc hoang và được trồng rộng rãi trong nhân dân để lấy sợi làm lưới đánh cá, dùng lá làm bánh ăn và lấy rễ để làm Thu*c chữa bệnh với tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, lợi tiểu, an thai,…
  • Sa dạ con là tình trạng tử cung sa thấp hơn vị trí bình thường và đây là bệnh lý khá phổ biến ở những phụ nữ sau khi sinh (trên thế giới có đến 15% phụ nữ cao tuổi mắc bệnh). Nguyên nhân thường do sinh đẻ nhiều lần, lao lực quá độ hoặc đại tiện táo bón, phải rặn nhiều làm cho hai mạch xung nhâm hư tổn bất cố hoặc khí hư hạ hãm không làm chủ được cơ nhục gây ra, khi bị nhiễm khuẩn thì kèm thêm thấp nhiệt. Sau đây là một số bài Thuốc theo từng thể bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY