Sức khỏe hôm nay

Bệnh Sa dạ con

Sa dạ con là bệnh lý khá phổ biến ở những phụ nữ lớn tuổi, nhất là khi phải trải qua nhiều lần sinh đẻ.
sa dạ con là bệnh lý khá phổ biến ở những phụ nữ lớn tuổi, nhất là khi phải trải qua nhiều lần sinh đẻ. Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp sa dạ con gặp ở người trẻ, dù chỉ sinh ít con và ở mỗi người, mức độ sa dạ con hoàn toàn khác nhau.

Khi bị sa dạ con, bệnh nhân có cảm giác nặng và căng tức ở vùng âm hộ, thậm chí thấy rõ một khối tròn lồi hẳn ra ngoài *m đ*o. Thông thường, sa dạ con được chia làm ba mức độ.

Mức độ 1: Dạ con sa nhưng cổ dạ con vẫn còn trong *m đ*o

Mức độ 2: Cổ và một phần thân dạ con lồi ra bên ngoài *m đ*o.

Mức độ 3: Toàn bộ dạ con lồi ra phía ngoài *m đ*o, có thể bị viêm nhiễm hay bị loét.

Thông thường bệnh hay gặp ở những phụ nữ phải lao động nặng nhọc, mang vác nặng quá sớm sau sinh. Khi mới sinh đến khoảng 1-2 tháng, tử cung vẫn còn to và nặng, chưa co lại hoàn toàn. Trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Nếu thai phụ làm việc lao động nặng nhọc, gắng sức, đi lại quá nhiều khiến dạ con bị sa xuống.

Vì thế, khi mới sinh, sản phụ nên đi lại nhẹ nhàng, vừa tránh được tình trạng bế sản dịch, vừa giúp dạ con co bóp, co lại trở về bình thường.

Phụ nữ sau sinh cũng cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả để không bị táo bón. Việc gắng sức rặn khi đi ngoài cũng có thể làm dạ con sa nhiều hơn. Sản phụ cũng nên cho con bú mẹ vừa tốt cho em bé, lại giúp tử cung co bóp tống sản dịch ra ngoài và giúp tử cung co nhỏ lại.

Sau khi sinh, có thể luyện tập phương pháp Kegel. Bởi vì mang thai và sinh con có thể làm suy yếu các cơ sàn chậu và mô liên kết, các bài tập này giúp liên tục bóp và thư giãn các cơ của khung xương chậu - trong khi mang thai và sau đó. Để thực hiện các bài tập, thắt chặt cơ xương chậu như thể dừng lại dòng nước tiểu. Đối với người bình thường có thể giảm nguy cơ bị sa tử cung bằng cách duy trì trọng lượng khỏe mạnh, tránh béo phù có thể làm giảm nguy cơ bị sa tử cung. Ngoài ra, cần kiểm soát ho, điều trị ho mạn tính, viêm phế quản, và không hút Thu*c… cũng là một phương pháp giảm nguy cơ sa dạ con.

Về điều trị, đối với những trường hợp biểu hiện nhẹ, dạ con có thể co lên sau khi nghỉ ngơi, không làm việc gắng sức. Hoặc bác sĩ có thể can thiệp phục hồi thành *m đ*o, đeo vòng để đẩy tử cung lên… còn những trường hợp nặng, dạ con lồi cả khối to ra ngoài thì thường phải phẫu thuật cắt bỏ dạ con.

Ngoài ra, khi có dấu hiệu sa *m đ*o, không được chủ quan mà cần đi khám chuyên khoa để được can thiệp ngay khi ở mức độ nhẹ. Tùy vào trường hợp cụ thể, khi thăm khám kỹ càng bác sĩ mới có thể đưa ra lời khuyên.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-sa-da-con-7904.html)

Tin cùng nội dung

  • Chúng ta không thể phủ nhận rằng người cao tuổi (NCT) là một vốn quý, một tiềm năng giàu có về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sống... tuy nhiên, sự đóng góp của NCT vẫn chưa được biết đến đầy đủ.
  • Nếu bị kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa, chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà.
  • Đã có số điện thoại của đội cứu hỏa, chuông báo cháy vẫn chưa đủ, bạn phải chuẩn bị cho chính mình tâm lý vững vàng và kỹ năng thoát hiểm an toàn.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Sa dạ con là tình trạng tử cung sa thấp hơn vị trí bình thường và đây là bệnh lý khá phổ biến ở những phụ nữ sau khi sinh (trên thế giới có đến 15% phụ nữ cao tuổi mắc bệnh). Nguyên nhân thường do sinh đẻ nhiều lần, lao lực quá độ hoặc đại tiện táo bón, phải rặn nhiều làm cho hai mạch xung nhâm hư tổn bất cố hoặc khí hư hạ hãm không làm chủ được cơ nhục gây ra, khi bị nhiễm khuẩn thì kèm thêm thấp nhiệt. Sau đây là một số bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY