Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Cha mẹ cần nắm bắt 2 cơ hội này trong đời để cải thiện trí thông minh cho trẻ

Có 2 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của trẻ nếu cha mẹ muốn cải thiện trí thông minh cho con mình thì cần nắm bắt kịp thời.

Trong quá trình nuôi dạy con cái, hầu hết cha mẹ đều muốn cải thiện trí thông minh của con mình. thực ra, iq của trẻ hoàn toàn có thể cải thiện từ những tác động bên ngoài, vấn đề là cha mẹ cần phải kiên trì trong thời gian dài.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ số IQ của trẻ em thực sự có liên quan đến di truyền nhưng chỉ chiếm số ít. Trong khi đó, yếu tố môi trường, phương pháp giáo dục, chế độ dinh dưỡng…, mới là những thứ tác động nhiều nhất đến trí thông minh.

Đại học harvard, mỹ đã tiến hành nghiên cứu trẻ sơ sinh và trẻ em ở các độ tuổi khác nhau. họ phát hiện ra rằng, sau khi trẻ sinh ra có 2 cơ hội để cải thiện trí thông minh trong đời, nhất định cha mẹ cần nắm bắt cơ hội này.

Giai đoạn đầu tiên: 1-3 tuổi

Đối với trẻ sơ sinh, hầu như ngày nào cũng giống nhau với nhiệm vụ ăn ngủ chơi, nhưng thể chất và tâm lý sẽ ngày một thay đổi. Từ 1-3 tuổi là giải đoạn mà não bộ trẻ phát triển nhanh nhất.

Cha mẹ nắm bắt 2 cơ hội này trong đời để cải thiện trí thông minh cho trẻ - Ảnh 1.

Ngay cả khi trí thông minh không được thừa hưởng bởi cha mẹ, trẻ vẫn có thể cải thiện. (ảnh minh họa)

Ngay cả khi trí thông minh không được thừa hưởng bởi cha mẹ, trẻ vẫn có thể cải thiện được nhờ cha mẹ chú ý 2 điều này.

- Quan sát sự phát triển chu vi vòng đầu

Chu vi vòng đầu khi trẻ mới sinh là khoảng 32-34cm, lúc 1 tuổi là 46cm, 2 tuổi là 48cm. Nếu chu vi vòng đầu thấp hơn mức chuẩn trung bình, đó là biểu hiện của trẻ có trí não kém phát triển.

- Tương tác với trẻ

Một số người mẹ cho rằng, trẻ chưa biết nói và không hiểu thì tại sao lại lãng phí thời gian nói chuyện. Trên thực tế, cha mẹ nên nói chuyện với với trẻ thì chúng mới nhanh biết nói được.

Các nhà tâm lý học tại đại học bắc kinh tin rằng, cha mẹ không nên "keo kiệt" thời gian trò chuyện với con cái mình. việc tương tác này có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ, nhận thức và trí thông minh của trẻ. khoảng thời gian này có thể bắt đầu trước 1 tuổi, dạy trẻ nói khi chúng khoảng 1 tuổi. từ 2 tuổi có thể sắp xếp trẻ làm những công việc nhà đơn giản. từ 2-3 tuổi, thông qua việc khuyến khích, khen ngợi, thảo luận, tôn trọng... để giáo dục trẻ.

Giai đoạn thứ hai: 4-10 tuổi

Theo khảo sát, nhiều bậc cha mẹ cho rằng, giai đoạn quan trọng để phát triển trí thông minh là từ 12-13 tuổi. trên thực tế, thời kỳ phát triển trí tuệ đỉnh cao của trẻ đã từ 4-10 tuổi. vào thời điểm này, sự phát triển thể chất của trẻ đang trưởng thành từng ngày, đây là lứa tuổi có tốc độ trao đổi chất nhanh, cần hoạt động nhiều cả về thể chất lẫn trí óc.

Cha mẹ nắm bắt 2 cơ hội này trong đời để cải thiện trí thông minh cho trẻ - Ảnh 2.

Khi não bộ phát triển ngang ngửa người lớn, trẻ bắt đầu có tư duy logic, khả năng phán đoán, giao tiếp xã hội. Lúc này, việc giáo dục của cha mẹ đặc biệt quan trọng, cần chú trọng chế độ dinh dưỡng hằng ngày, vận động, rèn luyện thói quen tốt.

Trẻ từ 4-5 tuổi đảm bảo uống đầy đủ sữa, trứng, thịt, cá, rau, trái cây, ngũ cốc…, có thể tăng cường thêm một số môn thể thao phù hợp như chạy bộ, chơi bóng đá…

Trẻ từ 6-10 tuổi do nhiệm vụ học tập nặng nề nên cha mẹ cần sắp xếp thời gian học hợp lý, không để quá sức. Vận động hợp lý cũng là cách thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan khác nhau như não bộ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cha-me-can-nam-bat-2-co-hoi-nay-trong-doi-de-cai-thien-tri-thong-minh-cho-tre-20210123101620381.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY