Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cha mẹ cần phải làm gì khi con trở nên bướng bỉnh?

Việc nuôi dạy trẻ vốn luôn không hề đơn giản nhưng việc nuôi dạy những đứa trẻ bướng bỉnh còn khó hơn rất nhiều nhất là những người lần đâu tiên không có nhiều kinh nghiệm. Vậy khi con trở nên bướng bỉnh, cha mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng cũng như dạy con một cách tốt nhất?

Nguyên nhân khiến trẻ trở nên bướng bỉnh:

- Thái độ ngang bướng ở trẻ có thể chỉ là hiện tượng tự nhiên của con người khi muốn tự rèn luyện ý chí tự lập, thể hiện cá tính, cũng như muốn được sống độc lập cho bản thân.

- Trẻ bị thiếu hụt tình cảm của cha mẹ hoặc bị cư xử quá khắc nghiệt. Trong những trường hợp như vậy, trẻ sẽ luôn muốn tìm kiếm sự chú ý từ cha mẹ mình và thái độ ướng bỉnh hay chống đối là một trong những cách để trẻ lôi kéo sự chú ý, thể hiện vai trò của mình.

- Trẻ được cha mẹ và ông bà quá nuông chiều dẫn đến tình trạng thường xuyên mè nheo người bênh vực, không cấm đoán và từ đó trẻ trở nên bướng bỉnh với mọi người để được chiều theo ý thích.

- Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe thể chất. Khi ốm, mệt trẻ cũng sẽ trở nên dễ bướng bỉnh hơn bình thường.

Ảnh minh họa.

Khi con trở nên bướng bỉnh thì cha mẹ cần:

1. Động viên và khen ngợi con

Khi xung quanh mọi người luôn thể hiện thái độ tức giận và quát mắng... với mình thì trẻ sẽ luôn cảm thấy bất an cũng như không muốn thoát khỏi “lớp vỏ bọc bướng bỉnh” của bản thân. Trong những trường hợp như vậy mà trẻ thể hiện sự phản kháng thì đó chính là sự giận dữ, quyết liệt chống đối lại người lớn.

Vì vậy, nếu muốn dạy dỗ đứa con “cứng đầu” thành một đứa trẻ ngoan ngoãn và nghe lời thì cha mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi trẻ, khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt, thận chí là những việc nhỏ nhặt nhất. Cha mẹ không nên thể hiện thái độ gay gắt khi con làm sai mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu để con có thể tự thay đổi.

2. Không nên áp đặt

Những bậc cha mẹ phụ huynh vừa là cha mẹ vừa là người lớn nên luôn có suy nghĩ bản thân sẽ biết điều gì tốt nhất cho con nhưng lại thường bỏ qua cảm xúc cũng như suy nghĩ của con. Từ đó mà dẫn tới những trường hợp cha mẹ tự áp đặt suy nghĩ của bản thân và bắt chúng làm những nhiều không muốn, thậm chí còn không cần hỏi hoặc ra lệnh cho con làm những gì cha mẹ muốn.

Cha mẹ đưa ra yêu cầu cho con một cách cứng nhắc, thậm chí còn có thái độ tức giận, quát mắng và phạt con khi chúng không thực hiện những điều mình nói và chắc chắn việc làm này sẽ khiến trẻ không phục và có làm cũng chỉ là sự sợ hãi mà thôi. nếu lúc nào, cha mẹ cũng ra lệnh cho con làm theo ý của mình như vậy thì chắc chắn sẽ chỉ khiến trẻ bướng bỉnh hơn mà thôi. vì thế bạn nên kiểm soát chừng mực thái độ cũng như hành vi của mình đối với con, không áp đặt con.

3. Giữ kiên nhẫn

Trong trường hợp, cha mẹ muốn con làm điều gì đó, hãy đưa ra yêu cầu khi con đang rảnh rỗi và có thể sẵn sàng giúp bạn, tránh “chen ngang" khi chúng đang mải miết với những vấn đề của riêng mình. Dù bất cứ trong trường hợp nào thì việc làm này cũng chắc chắn khiến con bướng bỉnh và không quan tâm đến việc mà cha mẹ yêu cầu.

Trongtrường hợp có việc gấp, cha mẹ hãy nói cho con biết để trẻ hiểu rằng giúp mẹ lúc này là quan trọng hơn công việc của bản thân. Còn ngược lại, nếu bạn cứ dứt khoát ép trẻ bằng lời ra lệnh thì sẽ đẩy hành vi bướng bỉnh của mình trở nên trầm trọng hơn.

4. Giữ bình tĩnh

Trong trường hợp, con không lắng nghe hay làm những thứ cha mẹ nói, thì các bậc phụ huynh không nên hà khắc và lập tức nổi nóng trẻ, bởi vì có thể việc cha mẹ muốn lại là việc bất khả thi hoặc gây phiền hà cho con. Khi gặpnhững tình huống như vậy, cha mẹ nên giữ thái độ kiên nhẫn và thấu hiểu con của mình.

Hãy khiến con hiểu rằng việc bạn làm là muốn tốt cho con và con cần phải tôn trọng ý kiến của mình bằng lời nói thuyết phục từ tốn. Tuyệt đối không nên nổi nóng hay đánh mắng con vì sẽ chỉ khiến trẻ có ác cảm, xa cách với cha mẹ và trở nên bướng bỉnh hơn.

5. Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của trẻ

Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh và khó bảo hơn. Từ việc làm này của cha mẹ, trẻ sẽ hình thành thói quen “thích gì được nấy” và khi không được đáp ứng trẻ sẽ có những phản ứng như tức giận, la hét... Chính vì vậy,một trong những cách tốt nhất để trẻ không trở nên bướng bỉnh đó là bỏ qua những nhu cầu bất hợp lý của con.

Theo Xe và Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://xevathethao.vn/uncategorized/cha-me-can-phai-lam-gi-khi-con-tro-nen-buong-binh.html

Theo Xe và Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cha-me-can-phai-lam-gi-khi-con-tro-nen-buong-binh/20230206082817157)

Chủ đề liên quan:

dạy con nuôi con trẻ bướng bỉnh

Tin cùng nội dung

  • Là một người kiệm lời, “làm nhiều hơn nói”, ông Lý Quang Diệu có cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc và những người con thành đạt không kém gì bố nhờ những bí quyết dạy con riêng của mình.
  • Mới đây, một người dùng Facebook có nickname Zindagi Gulzar Hai đã gây tranh cãi khi đăng tải một Danh sách những điều cần dạy ngay khi con còn nhỏ, với rất nhiều nguyên tắc và điều cấm kỵ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho con trẻ.
  • Hãy nhận đi: Bạn cũng mắc phải những lỗi này. Thực ra đó là chuyện thường tình, vì nhiều người khác cũng vậy. Nhưng nếu muốn cải thiện thực sự mối quan hệ giữa bạn với bọn trẻ, đã đến lúc bạn phải thay đổi.
  • Nhiều người cho rằng, nhờ vào mạng xã hội mà ông Barack Obama đã đắc cử Tổng thống vào năm 2008. Thế nhưng ông nhất quyết không cho các con gái dùng Facebook.
  • Cha phải giúp con gái mình nhận ra điểm đặc biệt của bản thân, hiểu rằng con là đặc biệt và duy nhất.
  • Không nói dối, ăn cắp, xin lỗi khi sai, thận trọng suy xét, không bao giờ làm tổn thương bất kỳ ai… là những giá trị đạo đức mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng phải dạy con của mình ngay từ nhỏ.
  • Tổ chức Phát triển nhân đạo thế giới vừa công bố con số 78% học sinh tại Hà Nội bị bạo lực giới.
  • Các nhà khoa học Đại học Pelotas (Brazil) cho biết, nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ ngăn chặn bệnh truyền nhiễm
  • (Mangyte) - Tuổi này hầu hết bọn trẻ muốn thoát ra khỏi sự bao bọc của cha mẹ và bắt chước người lớn, tự hình thành một góc riêng, tiêu chuẩn, lối sống riêng cho mình.
  • Trầm cảm nếu không được điều trị có thể phá hủy mối quan hệ mẹ - con, tai hại hơn nữa, nếu nặng người mẹ sẽ có nhận thức không đúng về con, phát sinh những ý nghĩ tiêu cực.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY