Chai xuất hiện vì nguyên nhân tỳ đè và ma sát do sự chịu trọng lượng biến dạng chỉnh hình, giày không vừa, hoặc do viêm thần kinh như trong trường hợp bị đái tháo đường. Một số người có xu hướng di truyền bị chai bất thường hoặc quá mức. Việc chăm sóc chân cẩn thận hết sức quan trọng đối với những người bị đái tháồ đường và những người có chân quá ít nhạy cảm.
Dễ bị tổn thương khi tỳ đè và “đau” là các triệu chứng duy nhất. Sự phát triển các điểm dày sừng định vị xảy ra ở những điểm chịu lực. Khi cắt nhỏ thì tìm thấy một lõi ở trong (điều này để phân biệt với các rối loạn ở mụn cơm ở gan bàn chân, là loại có nhiều điểm chảy máu hoặc các chấm đen khi cắt nhỏ). Chai mềm thường xuất hiện ở gần cạnh của ngón thứ tư do tỳ vào cấu trúc xương của điểm nối gian đốt của ngón thứ năm.
Điều trị bao gồm sửa lại cho đúng các bất thường cơ học gây ra ma xát và tỳ đè. Phải đi giày vừa và điều chỉnh lại các biến dạng chỉnh hình. Có thể loại bỏ các chai bằng cách cắt nhỏ cẩn thận mô sẹo sau khi ngâm nước ấm hoặc với các chất tiếu sừng ví dụ như gel Keralyt có chứa 6% acid salicylic. Bôi Thu*c lên chỗ chai hàng tối, phủ lên đó một màng nhựa polyethylen và bỏ đi vào buổi sáng. Điều trị lặp đi lặp lại cho đến khi chai tiêu đi.
Cấc điểm tăng sừng lan rộng và nghiêm trọng ở lòng bàn tay, bàn chân cần phải được điều trị dứt điểm bằng urea 20% (Ureacin 20) vào các buổi tối và kỳ cọ bằng đá bọt sau khi ngâm trong nước; ngâm hỗn hợp propylen glycol và nước với tỷ lệ 1/1 vào các buổi tối và phủ một màng nhựa mỏng polyethylen (Baggies); hoặc ngâm chân trong dung dịch acid acetic 3%.