Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chăm sóc bệnh nhân nặng ở Bạch Mai

Những ngày bệnhh viện bị cách ly, nhân viên y tế đảm trách từ chữa trị đến chăm sóc cho khoảng 800 bệnh nhân nội trú, trong đó 200 người bệnh nặng.

Bệnh viện Bạch Mai bị cách ly từ 28/3 sau khi ghi nhận một số trường hợp dương tính nCoV. Bên ngoài được giám sát chặt chẽ. Bên trong, các nhân viên y tế vẫn ngày đêm chữa trị, cho các bệnh nhân.

Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai, đang chăm sóc, điều trị cho 18 nặng, trong đó nhiều ca tai biến mạch máu não hoặc tổn thương tủy sống, không thể tự phục vụ từ những sinh hoạt cá nhân nhỏ nhất.

Tất cả người nhà đều được đưa đi cách ly nên cán bộ nhân viên y tế của Trung tâm chăm sóc toàn diện cho từ tiêm truyền, cho uống Thu*c, tập luyện phục hồi chức năng đến bón cơm ăn, nước uống...

Y bác sĩ cũng trở thành người thân trò chuyện, động viên để người bệnh an tâm điều trị và vơi đi nỗi nhớ nhà. Bệnh nhân chỉ được gặp người nhà qua điện thoại, với sự hỗ trợ của y, bác sĩ.

Điều dưỡng phục hồi chức năng đang chăm sóc toàn diện cho người bệnh như hướng dẫn tư thế đúng, lăn trở phòng loét do đè ép, hướng dẫn chăm sóc đường niệu, đường ruột, phòng tránh các thương tật thứ cấp như teo cơ, cứng khớp, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch sâu...

Bác sĩ giúp các vận động trị liệu, thực hiện các kỹ thuật vận động trị liệu cho người bệnh với các bài tập thay đổi vị thế, tập theo tầm vận động khớp, tập mạnh cơ, tập kéo giãn, tập thăng bằng-điều hợp, tập dáng đi….

Tại khoa Nhi, các điều dưỡng, bác sĩ phải thay mẹ của các trẻ sinh non, bằng phương pháp Kangaroo, bế và áp sát các bé vào lồng ngực trong nhiều giờ mỗi ngày.

Các y bác sĩ thực hiện phòng hộ như đeo khẩu trang, mũ chắn giọt bắn, găng tay, quần áo bảo hộ, phòng Covid-19 khi chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân.

Các nhân viên y tế nhận và phân phát suất ăn trong bệnh viện. 

Những bữa cơm vội vã của các bác sĩ, điều dưỡng.

Khi quá mệt, đâu cũng thành giường. Điều dưỡng tranh thủ để có những giấc ngủ vội đầy mệt nhọc.

Ảnh: Mai Thanh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/cham-soc-benh-nhan-nang-o-bach-mai-4079704.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Bố em có các triệu chứng như ho lâu không khỏi, khó thở, thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng... Em thấy có thông tin BV Bạch Mai có khám và tư vấn miễn phí cho những người bị ho lâu khônhg khỏi nhưng không rõ cụ thể như thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn thêm cho em một số thông tin. Trân trọng. (Nông Hoàng Chiến - Nam Định)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY