Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Chăm sóc làn da cho trẻ những ngày nắng nóng

Bạn bối rối không biết cách làm dịu làn da nhạy cảm của bé mỗi khi gặp triệu chứng khó chịu? Các bí quyết bảo vệ da bé thật ra đơn giản hơn bạn nghĩ đấy!

Làn da nhạy cảm của bé có thể gặp rất nhiều vấn đề khiến mẹ lo lắng như rôm sảy, hăm tã, dị ứng, phát ban, viêm da… để phòng ngừa các bệnh da liễu ở trẻ em, bạn cần biết cách chăm sóc và làm dịu làn da nhạy cảm của bé khi có triệu chứng khó chịu.

Hãy thử áp dụng các bí quyết sau đây, hành trình chăm sóc bé yêu sẽ nhẹ tênh khi bạn biết mình nên làm gì để bảo vệ làn da nhạy cảm của con ngay từ những tháng đầu đời.

1. Tắm cho bé bằng nước ấm

tắm cho bé bằng nước ấm để làm dịu làn da nhạy cảm

Thời tiết nóng ẩm ở việt nam có thể khiến trẻ nhỏ dễ bị rôm sảy hoặc phát ban nhiệt. trẻ lớn vận động nhiều thường bị lấm bẩn cũng cần tắm rửa thường xuyên để giữ gìn vệ sinh. tuy nhiên, bạn nên chú ý nhiệt độ nước khi tắm cho trẻ ở từng độ tuổi tùy theo khí hậu của vùng miền.

Bé sơ sinh nên lau bằng nước ấm, bé từ 1 tháng tuổi trở lên có thể tắm nước ấm khoảng 37-38°C.

• Trẻ trên 3 tuổi: Bé có thể tắm nước ở nhiệt độ thường vào mùa nóng, tắm nước ấm vào mùa lạnh.

đối với trẻ sơ sinh, bạn hạn chế tắm quá thường xuyên vì nước sẽ loại bỏ lớp dầu tự nhiên bảo vệ khiến da bé dễ bị tổn thương. trong tháng đầu tiên, bạn có thể tắm nước ấm 2–3 lần/tuần. đặc biệt, bạn không nên sử dụng sản phẩm mùi thơm để tránh nguy cơ hóa chất tạo mùi hương gây kích ứng làn da mong manh của bé.

2. Sử dụng kem bôi theo chỉ định

sử dụng kem bôi theo chỉ định

Nếu da bé bị khô do thời tiết lạnh, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ em sau khi vừa tắm xong để làm dịu cảm giác nứt nẻ khó chịu. làn da nhạy cảm của trẻ rất dễ bị kích thích nên bạn cần thận trọng khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cho bé.

Trường hợp bé mắc một số bệnh da liễu cần dùng kem bôi thì bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường bị viêm da cơ địa với các triệu chứng như khô ngứa, nứt nẻ, bong tróc, ửng đỏ… Bác sĩ có thể chỉ định dùng kem dưỡng ẩm, kem bôi chống ngứa và Thu*c uống chống dị ứng.

trẻ nhỏ trên 5 tuổi ra ngoài thường xuyên cũng nên dùng kem chống nắng dành riêng cho trẻ em, nhất là khi đi bơi hoặc đi dã ngoại. ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân phổ biến gây các bệnh về da hoặc khiến bé khó chịu với chứng cháy nắng.

3. Massage cho làn da nhạy cảm

massage để làm dịu làn da nhạy cảm của bé

Thói quen massage cho bé không những giúp bé ngủ ngon hơn mà còn có thể làm dịu cảm giác khó chịu khi làn da nhạy cảm bị kích thích. bạn hãy rửa tay thật sạch, đặt bé nằm trên tấm chăn mềm và massage nhẹ nhàng. bạn có thể sử dụng kết hợp kem dưỡng da hoặc dầu dành cho em bé với các thành phần tự nhiên như ôliu, dừa, hạnh nhân…

Giống như một cách âu yếm, liệu pháp massage giúp bạn thể hiện tình yêu của mẹ dành cho bé. Nghiên cứu còn cho thấy khả năng sống sót của trẻ phụ thuộc vào sự tiếp xúc chạm vào làn da. Sự tiếp xúc này có thể kích hoạt hormone, tăng khả năng miễn dịch và giúp chống lại bệnh tật.

4. Mặc quần áo chất vải mềm mại

mặc quần áo chất liệu vải mềm mại

Chất vải phổ biến của quần áo trẻ em thường là cotton vì dễ thấm hút mồ hôi và mang đến cảm giác mềm mại. Bạn nên tránh sử dụng quần áo tổng hợp vì chất vải này có thể gây ra phản ứng dị ứng trên da bé.

Thời tiết nóng bức có thể khiến bé đổ nhiều mồ hôi và dễ bị nổi mẩn. để làm dịu làn da nhạy cảm của bé, bạn nên thay quần áo rộng rãi và thoáng mát sau khi tắm xong. ngoài chất vải cotton, bạn cũng có thể thử cho bé dùng quần áo từ chất vải tre để cảm thấy mát mẻ hơn. đây là một trong những chất vải có nguồn gốc tự nhiên rất hợp với thời tiết mùa hè.

5. Thay tã cho bé thường xuyên

thay tã cho bé thường xuyên

Khi trẻ ở giai đoạn 0–18 tháng tuổi, bạn nên lưu ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh bị hăm tã. độ ẩm của tã bẩn có thể khiến trẻ bị hăm tã với các dấu hiệu làn da đỏ ở hậu môn lan rộng ra mông và đùi. bé cũng có thể bị hăm do không được lau khô sau khi tắm, nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm men.

Để bé không cảm thấy khó chịu, bạn nên thay tã cho bé thường xuyên và lưu ý:

Trung bình bé cần thay tã khoảng 10–12 lần/ngày, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy bé. Nếu bé không bị tràn tã hay đi vệ sinh thì mẹ có thể thay tã cho bé sau 3–4 tiếng. Bạn thỉnh thoảng nên cho bé “thả rông” vì bé mặc tã 24/7 sẽ rất dễ bị hăm tã, rôm sảy, viêm da…

6. Duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ

duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ

Nhiệt độ phòng quá nóng có thể khiến làn da nhạy cảm của bé xuất hiện các vết sưng đỏ ngứa ngáy ở các bộ phận dễ đổ mồ hôi như cổ, nách, các nếp gấp da và khu vực mặc tã. nếu nhiệt độ phòng quá lạnh thì lại khiến trẻ dễ hắt hơi, sổ mũi, thậm chí là nhiễm trùng đường hô hấp. vì thế, một trong những điều mẹ cần làm để làm dịu làn da nhạy cảm và bảo vệ sức khỏe cho bé chính là duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ.

Theo Bệnh viện Nhi đồng 1, nhiệt độ phòng phù hợp cho bé theo độ tuổi như sau:

Trẻ sơ sinh (0–1 tháng tuổi) thích hợp với nhiệt độ phòng khoảng 27-28°C. Bé phải mặc ấm, mang tất (vớ), đeo bao tay và đắp chăn.

Trẻ nhỏ từ 1 tháng tuổi trở lên cần nhiệt độ phòng mát mẻ hơn khoảng 25-26°C. Bé nên mặc quần áo rộng rãi và thoải mái vận động.

Trẻ bị nóng thường toát mồ hôi ở vùng lưng và gáy. Khi cảm thấy khó chịu vì nóng nực, bé sẽ dễ khóc quấy và khó ngủ ngon. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu này để điều chỉnh nhiệt độ phòng cho bé cảm thấy mát mẻ hơn.

khi sử dụng máy điều hòa, bạn nên cho trẻ bú hoặc uống nước thường xuyên để tránh bị khô da. mỗi khi chuẩn bị ra ngoài, bạn nên mở cửa trước 3 phút. bạn không nên mở máy điều hòa suốt ngày mà chỉ bật lên khi nhiệt độ phòng quá cao so với bé.

7. Giặt quần áo bằng nước giặt tự nhiên

giặt quần áo bằng nước giặt tự nhiên

Quần áo tiếp xúc trực tiếp với da bé nên có thể là tác nhân gây kích ứng làn da nhạy cảm nếu chất liệu không mềm mại hoặc có hóa chất độc hại trong sản phẩm tẩy rửa. các thành phần hóa chất này không những làm tổn thương làn da mong manh của bé mà còn tiềm ẩn rủi ro mắc nhiều bệnh nguy hiểm trong tương lai.

Để làm dịu làn da của bé mỗi khi mặc quần áo, bạn nên lưu ý những điều sau đây khi chọn nước giặt:

Bạn nên sử dụng nước giặt tự nhiên cho cả chăn màn, khăn lau và thú bông hay đồ chơi của bé. Quần áo của bạn cũng nên sử dụng loại nước giặt lành tính này để tránh gậy kích ứng da mỗi khi ôm ấp hay chơi đùa với bé.

Đối với mỗi người làm cha mẹ, chỉ cần một vết ửng đỏ trên da bé thôi cũng đủ để lo lắng. Bạn không thể bảo vệ bé 100% không bị tổn thương, song hoàn toàn có thể làm dịu các triệu chứng khiến con khó chịu. Nếu tình trạng không cải thiện, tốt nhất bạn nên đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt nhé!

7 sai lầm thường gặp của cha mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Để những tháng ngày đầu tiên không căng thẳng, bạn nên tránh những sai lầm phổ biến khi chăm trẻ mà nhiều người mắc phải.

Thảo Viên

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.nguoiduatin.vn/cham-soc-lan-da-cho-tre-nhung-ngay-nang-nong-70348.html)

Chủ đề liên quan:

chăm sóc cho trẻ làn da

Tin cùng nội dung

  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...