Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chăm sóc răng miệng từ trong bụng mẹ

Sức khỏe răng miệng có liên quan chặt chẽ với sức khỏe tổng thể. Bệnh răng miệng làm ảnh hưởng đến ăn nhai, dinh dưỡng, giao tiếp và thẩm mỹ.

Khi răng bị tổn thương trầm trọng sẽ khó hồi phục hoàn toàn, làm ảnh hưởng đến lao động, học tập, niềm vui sống của mỗi cá nhân. Vì vậy, việc cần phải được chú trọng, tập trung vào từng giai đoạn phát triển, từ trong bụng mẹ, phát triển thành một đứa trẻ và tiếp tục cho đến suốt cuộc đời.

Phụ nữ mang thai cần được kiểm tra tổng quát và khám kiểm tra răng miệng. Sản phụ nên chải răng tối thiểu 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluoride. Sử dụng bàn chải lông mềm đảm bảo vệ sinh được toàn bộ các mặt răng và đặc biệt vùng tiếp giáp răng với nướu. Hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước có ga và các loại kẹo ngọt làm dính răng. Nên ăn nhiều trái cây và rau củ; cung cấp đầy đủ canxi: mẹ mang thai cần lượng canxi cho sự phát triển của răng và xương của em bé. Canxi có thể được tìm thấy trong sữa, pho-mát, đậu khô và những loại rau có lá xanh.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Nguồn nước đang sử dụng phải đảm bảo lượng fluoride giúp ngăn ngừa sâu răng, nếu không đủ, nha sĩ có thể kê thêm fluoride để bổ sung cho em bé. Bé bú sữa tránh để bé ngậm ti liên tục làm tổn thương nướu.

Những nghiên cứu cho thấy, người chăm trẻ có thể truyền những vi khuẩn gây sâu răng cho bé ngay khi bé bắt đầu mọc răng. Điều này xảy ra thông qua việc dùng chung hoặc nếm thức ăn của bé hoặc để bé cho tay vào miệng người chăm sóc.

Hạn chế tối đa việc bú bình liên tục trong ngày và bú bình trong lúc ngủ. Vệ sinh cho trẻ hàng ngày. Khi răng của trẻ bắt đầu mọc, cần lau sạch răng cho trẻ hàng ngày bằng bàn chải trẻ em mềm, ướt. Vén môi và quan sát răng, nếu thấy các đốm màu nâu hoặc màu trắng như phấn, hãy đưa trẻ đến khoa Răng hàm mặt bệnh viện Sản Nhi để khám và điều trị. Nếu không có vấn đề gì bất thường thì khi trẻ được 1 tuổi cũng nên đưa trẻ khám răng lần đầu tiên.

3 điều nên thực hiện để bảo vệ răng nướu của trẻ trong giai đoạn chập chững biết đi: giảm số lần ăn bữa phụ của trẻ trong ngày; tránh cho trẻ uống nước có ga, kẹo ngọt và thực phẩm tinh bột như khoai tây chiên, bánh quy dính; tránh ăn vặt liên tục. Nếu cho trẻ ăn kẹo hay bánh bột thì cho ăn vào bữa chính. Chải răng ít nhất 2 lần/ngày sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải mềm dành cho trẻ để làm sạch răng và nướu. Nếu trẻ đã biết nhổ bọt kem thì chải răng với kem dành cho trẻ em. Trẻ có thể tự chải răng, nhưng phải giám sát và giúp đỡ trẻ.

Một bộ răng sữa khỏe mạnh sẽ góp phần đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, giao tiếp và tạo tiền đề tốt cho bộ răng vĩnh viễn khỏe mạnh. Khám răng định kỳ là hết sức quan trọng để duy trì sức khỏe tốt.

Các bậc phụ huynh hãy giúp các con chải răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần 3 - 5 phút, sử dụng bàn chải thông thường hoặc có lông mềm. Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần bắt đầu từ lúc trẻ được 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi hoặc theo chỉ định của nha sĩ.

Trẻ sẽ trải qua nhiều thay đổi bởi hàm răng sữa sẽ dần được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn thường to và màu sắc vàng hơn. Chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên thông thường là răng cửa hàm dưới vào khoảng 6 tuổi. Nó mọc ngay sau răng hàm sữa cuối cùng và không thay thế được nữa.

Trong suốt những năm tháng phát triển của trẻ, trải qua từng giai đoạn, bộ răng của trẻ sẽ tiếp tục có những thay đổi. Một số trẻ sẽ cần phải đến khám chỉnh nha, dựng thẳng những răng bị nghiêng hay xếp đều các răng trên cung hàm đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

BS. Lê Quỳnh Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-rang-mieng-tu-trong-bung-me-n164063.html)

Chủ đề liên quan:

chăm sóc răng miệng răng miệng

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Một điều ít ai để ý là chuyện giảm cân cũng có liên quan mật thiết đến việc chăm sóc răng miệng.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Trong quá trình mang thai do thay đổi về hooc môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như: viêm lợi, sâu răng, mòn răng,… gây phiền toái khó chịu.
  • Theo thống kê, khoảng khoảng 85% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm nướu, hôi miệng…
  • Ở người cao tuổi, bệnh lý toàn thân xuất hiện ngày càng nhiều ảnh hưởng đến răng miệng. Ngược lại, những suy thoái ở răng miệng cũng tác động đến sức khỏe toàn thân.
  • Theo thống kê, khoảng 85% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm nướu, hôi miệng...
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY