Sức khỏe hôm nay

Sự lão hóa răng miệng

Ở người cao tuổi, bệnh lý toàn thân xuất hiện ngày càng nhiều ảnh hưởng đến răng miệng. Ngược lại, những suy thoái ở răng miệng cũng tác động đến sức khỏe toàn thân.
Ở người cao tuổi, bệnh lý toàn thân xuất hiện ngày càng nhiều ảnh hưởng đến răng miệng. Ngược lại, những suy thoái ở răng miệng cũng tác động đến sức khỏe toàn thân.

Sức khỏe răng miệng rất quan trọng đối với người cao tuổi vì họ thường dễ mắc các bệnh ảnh hưởng đến vùng miệng và lúc đó thì những tổn thương vùng miệng lại tác động ngược lại đến dinh dưỡng, sức đề kháng và chất lượng cuộc sống. Tuổi càng cao thì sự lão hóa răng miệng cũng càng tiến triển nhưng không phải là yếu tố ảnh hưởng chính trên sức khỏe răng miệng. Trong khi đó các bệnh: sâu răng, nha chu, bệnh niêm mạc miệng, rối loạn tiết nước bọt, tiêu xương ổ, các bệnh toàn thân như đái tháo đường, tai biến mạch máu não, Alzheimer, các loại Thu*c uống thường xuyên, xạ trị vùng đầu cổ do ung thư... mới là những yếu tố chính làm tổn thương răng miệng ở người cao tuổi. Trái lại, tổn thương răng miệng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập vào máu hay cơ quan hô hấp gây bệnh nặng nguy hiểm đến tính mạng.

Lão hóa răng

Quá trình lão hóa gây những biến đổi ở răng gồm: mòn mặt nhai, tủy răng bị xơ teo, giảm mật độ tế bào, tạo ngà thứ cấp, ngà dần bị mất nước, răng dòn dễ mẻ dễ bị gãy, tăng tạo xê măng ở chân răng, tụt nướu, giảm tiết nước bọt, chức năng nhai giảm sút...

Một số người có nhiều răng mang miếng trám lớn nên cũng dễ bị sâu tái phát. Người cao tuổi vẫn bị sâu răng mới, tái phát ở thân răng và dễ bị sâu ở chân răng. Các biện pháp vệ sinh răng miệng đều kém hiệu quả.

Việc điều trị các bệnh răng cho người cao tuổi cần phải dùng vật liệu phóng thích Fluor(F) như xi măng galss ionomer, phòng bệnh bằng F tại chỗ khi thấy có nguy cơ sâu răng tiến triển do giảm tiết nước bọt. Nên khám định kỳ, thực hiện chế độ theo dõi tình trạng răng miệng thường xuyên. Những người bị hạn chế về trí tuệ, vận động nặng cần sự hỗ trợ của người thân hay nhân viên y tế cộng đồng để thực hiện vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Bệnh nha chu

Người cao tuổi dễ bị tụt nướu, mất bám dính và tiêu xương. Có nhiều nguyên nhân đưa đến tình trạng mất răng: tuổi tác ngày càng cao; các tổn thương vùng miệng; bệnh toàn thân như bệnh đái tháo đường, thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin C...; các loại Thu*c điều trị bệnh như Thu*c chống tăng huyết áp loại ức chế kênh Ca, Thu*c chống co giật, cyelosporin… có thể gây tổn thương đến mô nha chu. Ngược lại bệnh nha chu cũng ảnh hưởng trên sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của người cao tuổi. Bệnh nha chu là nguyên nhân gây hôi miệng, làm răng lung lay, mất răng và do đó ảnh hưởng đến chức năng nhai, nuốt, giảm vị giác, thiếu dinh dưỡng. Bệnh nha chu có thể ảnh hưởng đến bệnh tim mạch, nội tiết, hô hấp và bệnh nhiễm khuẩn.

Đối với bệnh nhân cao tuổi nên dung biện pháp điều trị nha chu bảo tồn và Thu*c kháng sinh. Nếu điều trị thích hợp và giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt bệnh có thể điều trị khỏi nhưng khỏi chậm hơn ở người trẻ.

Thoái hóa niêm mạc miệng Biểu mô niêm mạc miệng là biểu mô lát tầng, nó bị teo mỏng dần, mất tính đàn hồi khi tuổi ngày càng cao. Do khả năng miễn dịch suy giảm nên niêm mạc miệng dễ bị chấn thương và dễ nhiễm khuẩn. Ở người cao tuổi, những biến đổi tại chỗ do bệnh toàn thân và Thu*c làm cho niêm mạc miệng dễ bị một số tổn thương dạng bóng nước, loét, liken, nhiễm khuẩn và ung thư. Một nghiên cứu cho thấy: 90% ung thư miệng xảy ra ở người trên 50 tuổi, vì vậy cần khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm ung thư miệng ở người cao tuổi.

Suy giảm nước bọt

Nhiêu ngươi cao tuôi hay than phiên vê khô miệng. Những bệnh toàn thân, các Thu*c chữa bệnh và xạ trị là nguyên nhân chủ yếu gây khô miệng. Có hàng trăm thứ Thu*c như Thu*c chống trầm cảm, an thần, chống Parkinson... có tác dụng phụ làm giảm tiết nước bọt. Một số bệnh có thể gây khô miệng như: bệnh Sjogren, bệnh tự miễn Alzheimer... Khô miệng có thể gây nhiều tổn thương ở miệng và hầu như: khô niêm mạc và dễ trầy xước, giảm khả năng chống nhiễm khuẩn, giảm sự bôi trơn, tăng nguy cơ viêm nướu, nhiễm nấm, đau, khó ăn, khó nuốt, giảm vị giác... Để làm giảm khô miệng cần áp dụng các biện pháp: thay thế Thu*c có tác dụng phụ gây khô miệng, dùng nước bọt nhân tạo; kích thích tuyến nước bọt bằng vị giác; thực hiện chế độ ăn uống phù hợp; vệ sinh răng miệng tốt...

Rối loạn vận động và suy yếu vị giác

Người cao tuổi thường bị rối loạn phản xạ nuốt và tư thế cơ miệng. Khả năng nhai và nuốt ở người cao tuổi dù còn đủ răng vẫn kém hiệu quả hơn ở người trẻ.

Những bệnh toàn thân như tai biến mạch máu não, Parkinson, hoăc dun g môt sô thuôc như phenothiazine, dễ gây sặc hay hít thức ăn vào đường thở. Bệnh thoái hoá khớp có thể ảnh hưởng trên khớp thái dương hàm cũng ảnh hưởng đến khả năng nhai.

Do suy giảm vị giác nên nhiều người cao tuổi than phiền là ăn không biết ngon, khó cảm nhận được mùi và vị của thức ăn. Một số nghiên cứu cho thấy: mùi ít bị ảnh hưởng do tuổi còn vị giác lại giảm dần khi tuổi tăng lên. Do không cảm nhận được mùi vị thức ăn, giảm sút về vận động các cơ vùng miệng, giảm tiết nước bọt dễ làm cho người cao tuổi chán ăn, dẫn đến bị suy dinh dưỡng, mất nước và bị giảm chất lượng cuộc sống.

Như vậy sự lão hóa răng miệng ngày càng nặng khi tuổi càng cao, đồng thời là hậu quả của các bệnh tại chỗ và toàn thân. Vì vậy sự chăm sóc răng miệng lúc trẻ là đảm bảo tốt nhất để có sức khỏe răng miệng tốt lúc tuổi già.

ThS. BÙI HỮU THỜI

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-su-lao-hoa-rang-mieng-5176.html)

Tin cùng nội dung

  • Bạn luôn tự hỏi: điều gì có thể diễn ra khi chúng ta già đi? Ðó tất nhiên là quá trình lão hoá, là những biểu hiện nhăn nheo của làn da, sự suy giảm về trí nhớ, tóc bạc,
  • Đi cùng năm tháng, cơ thể của chúng ta lớn lên, trưởng thành rồi già nua. Dẫu biết rằng đó là quy luật của tạo hoá, nhưng khi phải đối mặt với “sự già” thì chúng ta vẫn không khỏi lo lắng và mong muốn có một phép màu nào đó giúp ta trẻ mãi không già.
  • Theo thời gian, cơ thể con người sẽ bị lão hóa, thể hiện bằng những biến đổi về hình thái và chức năng của các bộ phận, hệ thống của cơ thể. Quá trình lão hóa không diễn ra đột ngột, mà từ từ đến. Khi hệ thần kinh bắt đầu bị lão hóa, thì biểu hiện sớm của nó là sự suy yếu chức năng thần kinh.
  • Mangyte-Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt dinh dưỡng gây ra tổn thương DNA. Khi các yếu tố dinh dưỡng cần thiết bị thiếu sẽ đem đến kết quả xấu trong quá trình sao chép và số lượng tế bào đột biến càng tăng.
  • Theo thống kê, khoảng 85% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm nướu, hôi miệng...
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY