Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chăm sóc trẻ sốt mọc răng

Con tôi cứ mỗi lần mọc răng lại sốt. Có phải do bé yếu hơn trẻ khác? Nên làm gì khi bé sốt mọc răng?

Bùi Thị Lan (Hà Nội)

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ có những dấu hiệu như bị sốt hoặc tiêu chảy nhẹ - đây là một phản ứng toàn thân của trẻ vì ở trẻ nhỏ, các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện, nhất là hệ thần kinh trung ương. Sốt mọc răng có đặc điểm: bé chảy nhiều dãi, thích kéo tai; bé ngứa răng nên thích gặm tay mẹ hoặc nhai những đồ vật khác; lợi bé có biểu hiện sưng đỏ; bé sốt theo từng cơn, bé cũng có thể đi ngoài phân nhão, sệt 3 - 4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn... Khoảng 2 - 3 ngày sau đó, khi những chiếc răng mới nhú lên, dấu hiệu sốt, tiêu chảy nhẹ giảm dần rồi hết hẳn. Nhiều trường hợp bé sốt là do mắc chứng bệnh truyền nhiễm nên trước hết, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân sốt và có cách điều trị phù hợp. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì có thể cho trẻ uống Thu*c giảm đau, hạ sốt theo đúng liều lượng trước khi đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế. Ngoài ra, cần lưu ý những điều sau: Kịp thời hạ sốt cho trẻ bằng chườm ấm, mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng, phù hợp với nhiệt độ bên ngoài để nhiệt thoát ra dễ dàng. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ bú nhiều hơn (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường), cho bé uống thêm nước lọc, có thể dùng tăm bông sạch chấm nước và môi, miệng bé để bé không bị khô môi và tránh tình trạng mất nước. Cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, bổ sung hàm lượng canxi (cá, tôm, hải sản...) trong thành phần các bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Giữ vệ sinh răng miệng cho bé: uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng cho bé...

BS. Nguyễn Thị Lý

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-tre-sot-moc-rang-n166262.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY