Tin tức hôm nay

Tin tức

Chăm sóc y tế cho bệnh nhân nước ngoài mắc kẹt ở Việt Nam trong dịch Covid-19

MangYTe - Nhiều du khách quốc tế khi bị mắc kẹt tại Việt Nam trong dịch Covid-19 đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chăm sóc y tế tốt nhất, chăm lo bệnh nhân như người nhà và hỗ trợ liên hệ với các đại sứ quán giải quyết về mặt thủ tục khi những bệnh nhân này đã hết hạn visa.

Người bệnh quốc tịch Sri Lanka mắc bệnh hậu bối được điều trị tận tình.

Trong thời gian diễn ra đại dịch covid-19, bệnh viện hữu nghị việt đức cũng giống như các cơ sở y tế khác vẫn mở cửa đón tiếp và điều trị cho người bệnh. bệnh viện đã chuẩn bị tối đa các biện pháp không để dịch bệnh lây lan, nâng cao cảnh giác phòng chống dịch bệnh cho toàn thể các cán bộ, nhân viên bệnh viện và bảo đảm an toàn sức khỏe cho người bệnh.

Đặc biệt giai đoạn này, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị những người bệnh ngoại quốc bị “mắc kẹt” tại việt nam cần phải chăm sóc y tế với tinh thần trách nhiệm cao.

Bệnh nhân nam m.j, quốc tịch mỹ (sinh năm 1987) du lịch đến việt nam ngày 27-1. ngày 20-4, m.j bị T*i n*n giao thông tại vĩnh phúc và chấn thương sọ não, được đưa vào phẫu thuật cấp cứu tại bệnh viện hữu nghị việt đức cùng ngày. do tổn thương sọ não nặng nên trong khi cấp cứu, các bác sĩ đã lấy máu tụ, tháo một phần xương sọ để không bị chèn ép não và điều trị hồi sức tích cực.

Visa của người bệnh đã hết hạn vào ngày 26-4-2020 trong khi chưa biết khi nào anh m.j có thể phục hồi và có khả năng ra viện, tiền viện phí chưa có vì không có người quen thân thích và lại hôn mê. trong hoàn cảnh đó, các bác sĩ bệnh viện hữu nghị việt đức đã tích cực hỗ trợ người bệnh liên hệ đến đại sứ quán mỹ, bộ ngoại giao và bộ y tế để liên hệ đến gia đình và tìm hướng giải quyết cho người bệnh. bên cạnh đó, thời gian nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực 2, các nhân viên y tế đã không quản ngày đêm theo dõi tình trạng người bệnh và điều trị, chăm lo cho người bệnh.

Hiện tại, anh m.j đã chuyển sang nằm điều trị tại khoa phẫu thuật thần kinh 1, không còn phải thở máy, dự kiến còn tiếp tục điều trị phục hồi chức năng để sau này xem xét khả năng về nước. liên quan đến visa, cục lãnh sự bộ ngoại giao cũng cho biết do hoàn cảnh bất khả kháng, người bệnh được tiếp tục chấp nhận ở việt nam cho đến khi có thể xuất cảnh.

Nam bệnh nhân 52 tuổi r.d. quốc tịch đức, đến việt nam du lịch từ ngày 28-2. ngày 30-4, người bệnh được đưa vào mổ cấp cứu tại bệnh viện hữu nghị việt đức với chẩn đoán thủng dạ dày. trong quá trình cấp cứu điều trị ông r.d chưa có tiền viện phí, bệnh viện đã chủ động thông báo đến đại sứ quán đức tìm người nhà tại đức để trợ giúp khi cần. bệnh viện cũng tạo điều kiện cho người bạn việt nam ông r.d quen gần khu nhà thuê đến chăm sóc khi ông nằm viện mặc dù những ngày cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội và phải kiểm tra chặt chẽ khi ra vào bệnh viện. ngày 24-5, ông r.d trở về đức sau thời gian điều trị tại bệnh viện.

Vừa qua, bệnh viện hữu nghị việt đức tiếp nhận trường hợp người bệnh quốc tịch sri lanka k.v (53 tuổi). ông đi tàu biển chở hàng sang cập cảng việt nam từ ngày 11-5. trong quá trình di chuyển liên tục trên biển, điều kiện vệ sinh kém nên ông đã mắc bệnh hậu bối. ngày 14-5, ông được phẫu thuật mở rạch rộng vết thương, cắt lọc tổ chức hoại tử bên dưới. mặc dù tổn thương lớn, mủ lan toàn bộ lưng bên trái đến tận đùi, các bác sĩ và nhân viên khoa đã phẫu thuật sau đó cắt lọc nhiều lần tại khoa để làm sạch vết thương và kết hợp chế độ chăm sóc dinh dưỡng.

Nhờ sự chăm sóc tận tình, chỉ trong một tuần, người bệnh đã hồi phục và được chuyển viện bỏng quốc gia để vá da. cảm kích trước sự chăm sóc của nhân viên y tế tại bệnh viện và điều kiện y tế tuyệt vời của việt nam trong mùa dịch covid-19, ông k.v chia sẻ: việc mắc kẹt ở việt nam lại là điều may mắn cho tôi bởi tôi đã nhận được sự thông cảm, không kỳ thị, chăm sóc y tế tuyệt vời. đây là một trải nghiệm mà tôi không bao giờ quên được.

THU PHẠM

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/44622102-cham-soc-y-te-cho-benh-nhan-nuoc-ngoai-mac-ket-o-viet-nam-trong-dich-covid-19.html)

Tin cùng nội dung

  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY