Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Chân bị phù sau khi dùng Amlodipin trị cao huyết áp?

Mẹ tôi bị cao huyết áp nhiều năm. Sau 4 ngày dùng Amlodipin 5mg thì chân bị phù đỏ.

Thưa bác sĩ,

Mẹ tôi 62 tuổi, bị cao huyết áp nhiều năm. Trước đây, đi khám BS cho mẹ sử dụng Thu*c hạ áp Captohexal comp 25/12.5 hơn 3 năm và huyết áp duy trì ổn định. Hiện loại Thu*c này không còn bán nên BS khuyên chuyển sang Thu*c Amlodipin 5mg.

Sau khi dùng Amlodipin 5mg 4 ngày thì chân bị phù đỏ. Được biết đây là 1 trong những tác dụng phụ của Thu*c.

Xin hỏi AloBacsi, liệu tác dụng phụ này có phải do Thu*c không có lợi tiểu như Captohexal hay không?Mẹ tôi nên đổi sang Thu*c khác hay vẫn tiếp tục sử dụng Amlodipin 5mg kèm thêm loại Thu*c lợi tiểu nữa? Xin cảm ơn các BS.

(Phương Thanh - Hà Nội)

Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào bạn Thanh,

Đúng là Amlodipin có tác dụng phụ hay gặp là gây phù chân. Khi mẹ bạn ngừng uống khoảng vài ngày thì triệu chứng phù chân này sẽ hết, nhưng nếu đã ngừng Thu*c mà chân vẫn còn phù thì bạn nên đưa mẹ khám BS chuyên khoa tim mạch ngay để tìm nguyên nhân.

Còn vấn đề có nên đổi Thu*c hay vẫn uống Amlodipin kèm thêm một loại Thu*c lợi tiểu nữa… là điều không nên làm, vì uống Thu*c gì và đổi Thu*c nào, liều lượng bao nhiêu còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, chức năng thận của bệnh nhân, các bệnh lý khác kèm theo (nếu có)…, muốn vậy chỉ có BS chuyên khoa nội tim mạch mới quyết định được.

Thêm vào đó, Thu*c lợi tiểu dùng trong mục đích điều trị hạ huyết áp cần được theo dõi định kỳ vì hay gây rối loạn điện giải…

Chúc mẹ bạn sớm bình phục.

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/chan-bi-phu-sau-khi-dung-amlodipin-tri-cao-huyet-ap-n178365.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY