Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Chân tay sưng phồng: Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp đã “ghé thăm”

(MangYTe) - Nhận biết dấu hiệu viêm khớp dạng thấp là bước đầu quan trọng trong kế hoạch quản lý bệnh. Viêm khớp dạng thấp là chứng rối loạn viêm mạn tính có thể ảnh hưởng không chỉ ở khớp mà còn gây hại cho nhiều hệ thống cơ thể, bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu. Viêm khớp dạng thấp có thể gây tổn thương vĩnh viễn, vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh từ sớm rất quan trọng.

Nhận biết dấu hiệu viêm khớp dạng thấp qua biểu hiện chân tay sưng phồng

Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp thường bị xem nhẹ, bởi vậy, khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, gây khó khăn trong việc điều trị. viêm khớp dạng thấp có xu hướng bắt đầu chậm với các triệu chứng nhỏ, thường xuất hiện ở cả hai bên của cơ thể và tiến triển trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng. các triệu chứng của bệnh mạn tính này khác nhau ở mỗi người và có thể thay đổi từng ngày

Khi bị viêm khớp dạng thấp, tay chân có dấu hiệu sưng phồng do tích tụ chất dịch quá mức - chủ yếu là nước và natri bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể, thường kết hợp với bất thường của hệ tĩnh mạch hoặc bạch huyết. lúc này, các mạch máu nhỏ (mao mạch) sẽ rò rỉ chất lỏng vào những mô xung quanh. để bù đắp cho sự mất mát của chất lỏng trong mao mạch, thận sẽ tích tụ nhiều muối và nước. lưu thông máu tăng lên, gây ra sự rò rỉ chất lỏng từ các mao mạch và tình trạng phù sẽ nặng hơn.

Hiện tượng tay chân sưng phù rất phổ biến trong viêm khớp dạng thấp vì đây là hậu quả của viêm bao hoạt dịch. sưng mắt cá chân và bắp chân có thể là biểu hiện của viêm tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn hệ bạch huyết, rách cơ bắp chân, cũng như các bệnh lý thông thường khác (suy tim, bệnh thận). một số loại Thu*c, kể cả nsaids và steroid được sử dụng để điều trị viêm khớp, cũng có thể gây phù.

Phù ở chi thường được phân loại là phù ấn lõm hoặc phù không ấn lõm. Phù ấn lõm là một vết lõm trên da tiếp tục tồn tại sau dùng tay ấn mạnh vào, sau đó bỏ ra. Phù ấn lõm không được xem là một đặc điểm đặc trưng của viêm khớp dạng thấp. Đôi khi, trong các đợt tái phát của viêm khớp dạng thấp, phù nề có thể xuất hiện ở tay thứ phát do quá trình viêm lan tỏa. Trong những trường hợp hiếm hoi, phù bạch huyết không ấn lõm có thể phát triển thứ cấp cho quá trình phát triển của bệnh thấp khớp.

Biến chứng của viêm khớp dạng thấp là gì?

Nếu không điều trị kịp thời, viêm khớp dạng thấp sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

Biến chứng về mắt

Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ bị các biến chứng về mắt, ví dụ như hội chứng khô mắt, nghiêm trọng hơn có thể gây mù lòa.

Bệnh về phổi

Tình trạng viêm của bệnh viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ sẹo phổi, bao gồm tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và tăng huyết áp trong phổi. hơn nữa, một số loại Thu*c dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây viêm lớp niêm mạc phổi.

Các vấn đề về tim mạch

Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 50%, nguy cơ lên cơn đau tim cao gấp 2 - 3 lần và khả năng bị đột quỵ cao hơn gần 2 lần.

Tổn thương thần kinh

Với những người bị viêm khớp dạng thấp, đau cổ hoặc bị các vấn đề về thăng bằng có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương về thần kinh. tình trạng viêm cũng ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại vi của não và cột sống, cũng như chèn ép lên dây thần kinh giữa (dây thần kinh chạy từ cẳng tay qua cổ tay đến bàn tay), gây ra hội chứng ống cổ tay.

Viêm mạch máu

Viêm khớp dạng thấp cũng có thể dẫn đến viêm các mạch máu, khiến chúng bị thu hẹp lại, giảm kích thước hay suy yếu hơn. trong trường hợp nặng, viêm các mạch máu này có thể ngăn chặn sự lưu thông của dòng máu.

Loãng xương

Một số loại Thu*c điều trị viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm mật độ xương. ngoài ra, lối sống ít vận động do đau khớp cũng dễ làm gia tăng nguy cơ loãng xương.

Viêm khớp dạng thấp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến dạng khớp, hạn chế khả năng vận động, đi lại, thậm chí dẫn đến tàn phế.

Cần làm gì để kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp?

Một số thay đổi lối sống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bao gồm: bỏ hút Thu*c, ngồi đúng tư thế, ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên,...

Ngoài các biện pháp thay đổi lối sống, nhiều người đang có xu hướng bổ sung thêm sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên chứa các thành phần như cao hy thiêm, cây sói rừng, bạch thược, nhũ hương,... giúp phục hồi và cải thiện vận động khớp ngay từ bên trong cơ thể.

Nguồn y khoa thế giới:

https://www.arthritis.org/about-arthritis/understanding-arthritis/arthritis-swelling-and-stiffness.php

https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/rheumatoid-arthritis-complications#1

Hiện nay, xu hướng đang được nhiều người lựa chọn là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, trong đó, sản phẩm đại diện cho xu hướng này hiện có bán tại các nhà Thu*c là thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Hoàng Thấp Linh.

Sản phẩm Hoàng Thấp Linh đã được kiểm chứng lâm sàng có hiệu quả cao trong phòng ngừa viêm khớp dạng thấp, giúp giảm sưng, giảm đau, tăng cường vận động phục hồi khớp nhờ sự phối hợp giữa các thành phần các thảo dược như: Nhũ hương, sói rừng, bạch thược, hy thiêm và các axit amin khác như L-carnitine, muối magie, tiền hormone Pregnenolone.

Từ khi có bán tại các nhà Thu*c trên toàn quốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Hoàng Thấp Linh đã đem lại tin vui cho nhiều người trong việc hỗ trợ viêm khớp dạng thấp.

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 – 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.37756431 – 024.37756433 - Hotline miễn cước: 18006304.

*Sản phẩm này không phải là Thu*c và không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh

Hải Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/tu-van/chan-tay-sung-phong-dau-hieu-viem-khop-dang-thap-da-ghe-tham-20181129084623361.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Theo y học cổ truyền, nam ngưu tất có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt được sử dụng để chữa viêm khớp
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mãn tính thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Không giống như các tổn thương có tính hao mòn trong thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến lớp lót trong của bao khớp, gây ra sưng đau, cuối cùng có thể dẫn đến mòn xương và biến dạng khớp.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY