Khoa học hôm nay

Châu chấu có tai giống người

Các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng chẳng những tai của các loài có xương sống mà tai của những con châu chấu cũng có hệ thống truyền âm tương tự.

Tai loài có vú, chẳng hạn người, gồm 3 phần: màng nhĩ, hệ xương tai (xương bàn đạp, xương búa, xương đe) và ốc tai trong, chứa đầy chất lỏng và những tế bào cảm giác. Xương tai truyền những dao động âm từ màng nhĩ đến chất lỏng của ốc tai.

Cấu tạo của tai châu chấu giống với tai người.


Tuy nhiên, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng chẳng những tai của các loài có xương sống mà tai của những con châu chấu cũng có hệ thống truyền âm tương tự.

Ở các côn trùng nói chung, tai không nằm trên đầu mà ở dưới chân. chúng cũng có màng nhĩ và những tế bào cảm giác nhưng người ta vẫn chưa hiểu các dao động âm truyền từ không khí đến chất lỏng ra sao. thì ra châu chấu cũng có hệ xương tai giống như con người.

Hiện người ta chưa biết về cấu tạo này, vì chúng quá nhỏ và không còn nguyên vẹn khi mổ xẻ theo cách tiêu chuẩn của ngành côn trùng học. các nhà khoa học nhận thấy chỉ có thể nghiên cứu nhờ phương pháp chụp cắt lớp với sự trợ giúp của máy tính, không cần phải cắt rời các mô của côn trùng.

Người ta đã phát hiện ra ở tai châu chấu có một hốc hình nón nằm trên màng nhĩ. bên trong hốc này có chứa một chất lỏng, đi qua một tấm mô cứng như sừng quay trở về thành của màng nhĩ.

Tại chỗ tấm mô cứng tiếp giáp với thành hốc, nó chia ra làm hai, cả hai phần nối với nhau một cách linh hoạt, giống như một chiếc bản lề. Phần ngắn hơn, tiếp xúc với màng nhĩ, chuyển những dao động âm sang phần dài hơn, nằm ở bên trong hốc chứa một chất lỏng sánh như dầu. Thông qua chất lỏng này, các dao động được chuyển tới tế bào cảm giác.

Tất nhiên, hệ thống truyền những tín hiệu âm thanh ở châu chấu không hoàn thiện như ở các động vật có vú nên chúng không đạt được độ thính như ở các loài thú và con người. tuy nhiên, đối với chúng độ thính của đôi tai không phải là điều quan trọng nhất trên con đường tiến hoá như ở các loài có xương sống và không xương sống.

Mặc dù giữa loài có vú và châu chấu sự khác biệt là rất lớn, nhưng về chuyện truyền những tín hiệu âm thanh chúng lại rất giống nhau.

Theo Bảo Châu/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/chau-chau-co-tai-giong-nguoi-102550.html

Theo Bảo Châu/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/chau-chau-co-tai-giong-nguoi/20210223034757480)

Tin cùng nội dung

  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Côn trùng cắn để lại những vết thương nhỏ nhưng chúng có thể khiến bạn Tu vong nhanh chóng khi không xử lý kịp thời.
  • Mới đây, BVĐK tỉnh Bình Định tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (46 tuổi) bị côn trùng lạ bay vào tai trái. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi, gắp ra.
  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY