Kết mạc là một màng mỏng, trong suốt và ẩm ướt che phủ lên phần lòng trắng củanhãn cầu (phần củng mạc) và bên trong của mi mắt. Như vậy, kết mạc chính là lớp màng ngoài cùng baobọc nhãn cầu. Nó chứa nhiều sợi thần kinh và các mạch máu nhỏ.
Bình thường rất khó quan sát cácmạch máu này vì chúng rất nhỏ. Chỉ khi có viêm nhiễm khiến các mạch máu giãn nở ra người ta mớiquan sát được chúng. Các mạch máu đôi khi bị vỡ do cấu trúc rất thanh mảnh, gây ra hiện tượng xuấthuyết dưới kết mạc. Vùng xuất huyết là đám có màu đỏ rực hoặc đỏ nâu trên nền củng mạc màu trắngsứ. Khác với vết thương ngoài da, máu ở kết mạc khi chảy ra khỏi lòng mạch không tạo dòng hay nhỏgiọt ra ngoài không khí.
Máu của XHDKM len vào khoảng không giữa kết mạc và củng mạc tạo một vệtnhư vết dầu loang hoặc đội vồng kết mạc lên. Lượng máu mất đi gần như không đáng kể, tối đa khoảng2ml. Quá trình tiêu máu tự nhiên sẽ làm vùng xuất huyết thu gọn và thay đổi màu sắc. Vết đỏ rực sẽđổi sang màu xanh, sau đó là vàng và biến mất trong 2 tuần.
Xuất huyết thường không có triệu chứng báo trước nào, không đau đớn hay khóchịu. Có người chỉ thấy hơi vướng cộm hoặc nhói khẽ ở mắt bên xuất huyết, còn lại phần lớn bệnhnhân đi khám do phát hiện thấy mắt đỏ khi soi gương hay do người khác mách bảo.
Trong một nghiên cứu của Mỹ trên 104 bệnhnhân XHDKM người ta thấy nguy cơ của bệnh tăng lên rõ rệt nếu đi kèm tình trạng lỏng lẻo kết mạc.Tình trạng lão hóa hay nếp kết mạc bị thừa nhiều ở vùng cùng đồ làm mạch máu kết mạc dễ vỡ, gâyxuất huyết. Các thống kê cũng cho thấy xuất huyết hay gặp ở phía mũi nhất, sau đó là vùng giữa mirồi đến thái dương. XHDKM nếu do lỏng lẻo kết mạc thường đi kèm với viêm giác mạc chấm nông. |
XHDKM thường là lành tính, tự khỏi mà không cần điều trị gì trừ khi đi kèm vớiviêm nhiễm hay chấn thương. Bạn nên gặp các bác sĩ nội khoa để dừng, giảm liều hay chuyển đổi cácThu*c chống đông đang sử dụng. Một số người dùng nước mắt nhân tạo, ngày nhỏ 6 lần để cho dễ chịuchứ không phải để tan máu nhanh. Nếu bạn phát hiện được rất sớm xuất huyết của mình thì không nênday dụi, có thể chườm đá, băng ép mắt để vết xuất huyết khỏi lan rộng, rút ngắn được thời gian điềutrị. Thông thường sau khoảng 10 - 14 ngày, xuất huyết sẽ tan. Rất có thể xuất huyết sẽ quay lạicũng ở vị trí cũ nếu gặp điều kiện thuận lợi được.
Tuy nhiên, nếu xuất huyết không biến mất sau 2 tuần hay xuất huyết có xu hướnglan rộng hơn thì bạn nên thu xếp thời gian để khám mắt. Xuất huyết ở cả 2 mắt kèm với xuất huyết ởcơ quan khác như chảy máu chân răng, chảy máu mũi... cũng là điều đáng lo ngại, phải đi khám sớm. Cần khám mắt cấp cứu khi có XHDKM kèm theovới một trong các biểu hiện sau: đau nhức; nhìn mờ, nhìn đôi, khó nhìn; có tiền sử tăng huyết áp;có tiền sử các bệnh gây xuất huyết kèm theo chấn thương vùng đầu mặt.
Chủ đề liên quan:
Alobacsi.vn chảy máu chảy máu chân răng chảy máu mũi hiếm gặp tai nạn tăng huyết áp