Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Chỉ đau đầu, buồn nôn thoáng qua không ngờ là dấu hiệu cảnh báo khối u

Thỉnh thoảng có dấu hiệu đau đầu và buồn nôn, bệnh nhân không ngờ có khối u màng não.

Bỏ qua dấu hiệu báo hiệu bệnh

Trường hợp chị N.T.H (31 tuổi, tại Hà Nam) đi khám sức khỏe đã phát hiện ra căn bệnh u màng não. Trước đó chị H thi thoảng xuất hiện triệu chứng đau đầu. Do chị vốn có tiền sử thiếu máu, công việc làm việc nhiều áp lực nên nghĩ là bình thường. Khi bị như vậy nhưng chị H thường uống Thu*c giảm đau là hết.

Tuy nhiên thời gian gần đây, triệu chứng đau đầu của chị H thường xuyên hơn và có kèm theo uống Thu*c không đỡ. Chị H đã quyết định đi khám sức khoẻ, kết quả chẩn đoán chị bị u màng não.

PGS Hệ đang phẫu thuật cho bệnh nhân.

PGS.TS Đồng Văn Hệ - Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết, u màng não là khối u phát triển từ lớp màng nhện của màng não, chiếm 15% trong số các loại u não.

Đây là bệnh lý ở mọi lứa tuổi giới tính, tuy nhiên tỉ lệ u xuất hiện ở người lớn nhiều hơn trẻ em, nữ nhiều hơn nam.

U màng não đa số tiến triển chậm, biểu hiện lâm sàng xuất hiện khi u phát triển kích thước đủ lớn chèn ép vào cấu trúc não hoặc dây thần kinh sọ: đau đầu, nôn hoặc buồn, nôn, giảm thị lực.

Dấu hiệu tổn thương thần kinh sọ: mất ngửi, nhìn mờ, mất thị lực 1 phần hoặc toàn bộ, nhìn đôi, lác, ù tai, giảm thính lực, điếc, tê bì mặt, yếu hoặc liệt tăng dần, co giật.

Người bệnh còn có thể có thêm các biểu hiện như: thay đổi tính cách, hành vi, giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ.

Chỉ định phẫu thuật

Theo PGS Hệ, chụp Cộng hưởng từ sọ não là chỉ định được khuyến cáo cho các trường hợp có biểu hiện lâm sàng gợi ý trên. Phương pháp này giúp chẩn đoán xác định u não. Đa số khối u màng não đều có chỉ định phẫu thuật với mục đích cắt bỏ khối u (toàn bộ, gần toàn bộ hoặc sinh thiết một phần u) và làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.

Tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước khối u, bác sĩ lựa chọn các kỹ thuật mổ như: Phẫu thuật mở nắp sọ kinh điển, phẫu thuật ít xâm lấn mở nắp sọ lỗ khoá, phẫu thuật nội soi qua xoang bướm hoặc qua não thất.

Các phương pháp tia xạ sử dụng: xạ trị phân liều, xạ trị định vị, xạ trị bằng chùm proton, dao gamma (sử dụng chùm mảnh photon gamma) mục đích nhằm giảm nguy cơ tái phát u, u tồn dư sau mổ.

Theo dõi là một lựa chọn điều trị với một số trường hợp:

Phẫu thuật thành công khối u não “khủng” ở cụ bà 78 tuổi

Cứ chiều đến là mệt xỉu, nam thanh niên không ngờ có khối u tụy hiếm gặp

Khối u như đùi ếch bám vào tim suýt đoạt mạng cụ bà 80 tuổi

- Khối u màng não nhỏ không có biểu hiện lâm sàng, tình cờ phát hiện

- U nằm ở vị trí vùng chức năng quan trọng như: vùng vận động, quanh mạch máu lớn như động mạch cảnh trong, xoang tĩnh mạch lớn

- Khối u được theo dõi trong một thời gian tái khám nhiều lần tăng kích thước không đáng kể

- Khối u đã phẫu thuật nhưng còn 1 phần tồn dư hoặc tái phát ở các vị trí khó phẫu thuật.

- Tuổi cao và bệnh lý kèm theo là yếu tố cân nhắc có phẫu thuật được hay không. Chỉ định sau mổ với khối u có giải phẫu bệnh lý độ 2 trở lên hoặc khối u kích thước nhỏ dưới 3cm với các trường hợp không phẫu thuật được.

* Đọc bài cùng tác giả Ngọc Minh .

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/chi-dau-dau-buon-non-thoang-qua-khong-ngo-la-dau-hieu-canh-bao-khoi-u-20200306121707129.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Hầu hết các loại đau đầu thường nhẹ, và bạn có thể điều trị bằng Thu*c giảm đau. Tuy nhiên một số đau đầu báo hiệu một vấn đề bệnh lý nguy hiểm hoặc nghiêm trọng. Đừng bỏ qua đau đầu không giải thích được hoặc đau đầu tiến triển nặng dần theo thời gian.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Một người có thể cảm thấy buồn nôn, có kèm hoặc không kèm theo nôn thật sự. Khi hóa trị, buồn nôn có thể diễn ra trong ngày bạn điều trị và có thể hết sau vài ngày, tùy thuộc vào loại Thu*c sử dụng.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Các chất chứa trong dạ dày trào lên thực quản và sau đó phun ra khỏi miệng hoặc mũi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY