Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Chi hàng trăm triệu USD Hà Nội vẫn ngập

Triển khai không ít công trình chống ngập, tiêu úng, có dự án nhiều nghìn tỉ đồng nhưng đường phố Hà Nội vẫn thành sông mỗi khi trời mưa.

Dự án chống ngập hàng nghìn tỉ đồng chậm tiến độ

Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, để phục vụ mục tiêu thoát nước từ năm 2005 đến nay, UBND TP.Hà Nội đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng vào các dự án thoát nước. Trong đó, đáng chú ý là 3 dự án đã và đang triển khai với tổng số tiền hơn 19.000 tỉ đồng.

Cụ thể, dự án thoát nước Hà Nội có mức đầu tư hơn 8.000 tỉ đồng, đã hoàn thành vào cuối năm 2016. Dù vậy, từ sau khi hoàn thành đến nay, Hà Nội vẫn không tránh được ngập úng.

Hai dự án thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía tây Hà Nội gồm các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, một số huyện ngoại thành là dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội được triển khai từ năm 2015 với tổng mức đầu tư hơn 7.400 tỉ đồng và dự án xây dựng Cụm công trình đầu mối Liên Mạc với tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỉ đồng. Trong đó, trạm bơm tiêu Yên Nghĩa có công suất 120 m3/giây bơm nước từ lưu vực sông Nhuệ ra sông Đáy, giảm ngập úng cho quận Hà Đông, Thanh Xuân; Cụm công trình đầu mối Liên Mạc có công suất 170 m3/giây (gần gấp đôi trạm bơm Yên Sở) bơm nước từ sông Nhuệ ra sông Hồng, giảm ngập úng cho khu vực quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và phụ cận. Tuy nhiên, đến nay, cả hai dự án này vẫn đang triển khai chậm trễ, việc thoát nước ở khu vực các quận nêu trên vẫn là tự chảy.

Ngập úng ở phố Đinh Tiên Hoàng ven bờ hồ Hoàn Kiếm chiều 17.8 ẢNH: LÊ QUÂN

Ngập úng ở phố Đinh Tiên Hoàng ven bờ hồ Hoàn Kiếm chiều 17.8

ẢNH: LÊ QUÂN

Theo tiến độ, năm 2020, cả 3 dự án kể trên sẽ phát huy hiệu quả. Thế nhưng đến hiện tại, hễ mưa to là đường phố Hà Nội lại thành sông. Cụ thể, ngày 5.8 mưa lớn, nhiều tuyến phố ngập sâu. Gần đây nhất, chiều 17.8, sau 2 trận mưa lớn tập trung tại 2 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, nhiều tuyến phố như Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liệt, Hàng Bài, Phùng Hưng, Tạ Hiện... ngập sâu trong nước, cảnh tượng người dân “bơi trên sông phố Hà Nội” lại tái diễn.

Lý giải nguyên nhân nhiều tuyến phố ở khu trung tâm bị ngập úng sau mưa, Công ty thoát nước Hà Nội cho biết do lượng mưa cấp tập diễn ra trong thời gian ngắn dẫn đến hệ thống thoát nước trên nhiều tuyến phố không kịp tiêu thoát, gây ngập úng, mặc dù Công ty thoát nước Hà Nội đã phải vận hành các trạm bơm Yên Sở, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế; mở các cửa thu để nước chảy vào các hồ điều hòa Thiền Quan, Đống Đa, Bảy Mẫu, Linh Đàm, Khương Trung. Đồng thời triển khai nhiều biện pháp tiêu úng cho khu vực trung tâm.

Gần 20 ao, hồ bị san lấp chỉ trong 7 năm

Bên cạnh nguyên nhân các dự án thoát nước chậm tiến độ, thiếu hiệu quả thì việc ao hồ bị lấp, cống rãnh bị nghẹt cũng khiến thủ đô ngày càng ngập nặng. Đại diện Sở Xây dựng TP.Hà Nội cho biết, vài năm gần đây, đa số các hồ lớn ở Hà Nội đã được cải tạo kè, đường dạo xung quanh nên tình trạng lấn chiếm hồ không có.

Tuy nhiên, theo báo cáo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR) thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cho thấy, tính từ năm 2010 - 2017, Hà Nội có tới 17 hồ bị san lấp hoàn toàn nhưng chỉ bổ sung 7 hồ mới. Cụ thể, đến năm 2015, các quận nội thành còn 112 hồ (giảm 10 hồ).

Q.Đống Đa vốn có nhiều ao hồ nhất (trên 30 hồ), nhưng chỉ trong 5 năm (2010 - 2015) đã có 4 hồ bị san lấp; một số quận không thay đổi hiện trạng ao, hồ thì diện tích mặt nước cũng bị thu hẹp đáng kể. Cụ thể, Q.Tây Hồ, nơi có diện tích mặt nước lớn nhất TP (chiếm 79% tổng diện tích mặt nước của Hà Nội) nhưng từ năm 2010 - 2017, diện tích mặt nước đã giảm hơn 28.000 m2. Hồ Tây trước đây rộng hơn 500 ha, nhưng sau khi kè (năm 2010) chỉ còn 460 ha.

GS-TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ NN-PTNT), cho rằng tốc độ biến mất diện tích mặt nước ở Hà Nội tăng nhanh đầu thế kỷ 21. Nghịch lý là nhiều ao hồ không những không được bảo vệ, mà còn bị san lấp, biến thành các công trình, dự án, chung cư cao tầng. Việc quy hoạch xây dựng đô thị manh mún, thiếu quy hoạch tổng thể đã dẫn đến mâu thuẫn trong tiêu thoát nước giữa các tiểu khu. Đồng thời, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng úng ngập.

Hệ thống thoát nước chắp vá, lạc hậu

Theo KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư TP.Hà Nội: “Việc Công ty thoát nước Hà Nội cho rằng mưa to quá nên ngập lụt là vô trách nhiệm, họ đang không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đơn vị làm công tác thoát nước ở Hà Nội, sử dụng nguồn lực của TP.Hà Nội để chống ngập, nhưng ngập lụt vẫn kéo dài, tại sao lại đổ thừa do mưa to quá? Không thể trả lời qua quýt, thiếu trách nhiệm như vậy được. Cần xem xét lại các dự án thoát nước có vốn lớn đầu tư đã đúng hay chưa, tạo ra hiệu quả thế nào”.

Đơn vị làm công tác thoát nước ở Hà Nội, sử dụng nguồn lực của TP.Hà Nội để chống ngập, nhưng ngập lụt vẫn kéo dài, tại sao lại đổ thừa do mưa to quá?

KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư TP.Hà Nội

Có nhiều năm nghiên cứu về quy hoạch TP.Hà Nội, trong đó có quy hoạch thoát nước, KTS Trần Huy Ánh phân tích, hệ thống thoát nước của TP.Hà Nội hiện nay kế thừa quy hoạch thoát nước của người Pháp trước năm 1954. Sau đó, Hà Nội mở rộng, do kinh nghiệm quy hoạch của ta không nhiều, nguồn lực hạn chế, nên trong khoảng thời gian vài chục năm việc thoát nước ở Hà Nội khá tùy tiện.

Đến những năm 2000, Nhật Bản giúp thiết kế quy hoạch thoát nước bài bản hơn. Nhưng khi thiết kế xong, định hướng phát triển đô thị lại lạc hậu so với thiết kế hệ thống thoát nước này. Dù vậy, TP.Hà Nội vẫn dựa vào bản quy hoạch thoát nước do phía Nhật Bản thiết kế để phát triển. Do đó, hệ thống thoát nước ở TP.Hà Nội là không tổng thể, chắp vá, luôn lạc hậu so với thực tế phát triển đô thị.

Công nhân thoát nước xử lý tiêu úng trên phố Hàng Bài chiều 17.8 ẢNH: LÊ QUÂN

Công nhân thoát nước xử lý tiêu úng trên phố Hàng Bài chiều 17.8

ẢNH: LÊ QUÂN

KTS Trần Huy Ánh nhấn mạnh TP.Hà Nội không chỉ thiếu chiến lược quy hoạch thoát nước mà đến nay còn cần đặt ra yêu cầu có thể thích ứng với quy hoạch mở rộng, biến đổi khí hậu đang diễn ra sâu sắc với lượng mưa lớn, thường xuyên hơn.

Bên cạnh đó, việc đô thị hóa mạnh, khó kiểm soát dẫn đến rác thải không được thu gom tốt, gây tắc cống, ngăn dòng chảy của hệ thống thoát nước. Trong khi, việc duy tu, nạo vét cống, khơi dòng chảy vẫn hạn chế... góp phần gây ngập lụt khi mưa lớn.

TP.Hà Nội có sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Nhuệ, thực tế hệ thống thoát nước ở Hà Nội vẫn chủ yếu là tự chảy, nhưng đường ống tự chảy lại quá dài, năng lực tiêu thoát hạn chế. Vì vậy, cần quy hoạch nhiều điểm trạm bơm thoát nước, giếng thu, hồ điều hòa, vùng bán ngập... giống như “ắc quy nước” có tác dụng giảm áp lực của mưa lượng lớn, nâng cao năng lực thoát nước cho nội thành và tận dụng nước mưa.

Hơn tất cả, TP.Hà Nội cần một quy hoạch tích hợp tổng thể từ xây dựng đô thị hóa, giao thông, thoát nước, xử lý nước thải...

“Điểm đen” ngập lụt tại Hà Nội

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, với các trận mưa có cường độ từ 50 - 100 mm/2 giờ, sẽ xuất hiện khoảng hơn 10 điểm ngập úng nặng. Ngoài ra, một số điểm úng ngập cục bộ tồn tại do tiếp nhận bàn giao quản lý sau đầu tư theo phân cấp, như tại QL1A, QL70 (Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Phú Diễn...), QL32, QL21B; đường gom đại lộ Thăng Long cũng sẽ gây khó khăn cho đời sống dân sinh và các phương tiện tham gia giao thông.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/thoi-su/chi-hang-tram-trieu-usd-ha-noi-van-ngap-1268059.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY