Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chia rẽ và ngờ vực trước vaccine Covid-19

Khi FDA chấp thuận tiêm chủng đại trà vaccine Pfizer, bầu không khí lo âu và chia rẽ vẫn phủ bóng lên nước Mỹ đang bị tàn phá bởi đại dịch.

Trong buổi họp mặt gia đình ở truckee, california, lopez cho biết có một chủ đề xuyên suốt cuộc trò chuyện: vaccine covid-19 sẽ sớm đến tay người dân mỹ, mang hy vọng đại dịch cuối cùng sẽ kết thúc.

Enrique lopez, 46 tuổi, là chủ một doanh nghiệp dọn tuyết. khi một số nhân viên của ông có ý hoài nghi vaccine, ông đã cố gắng thuyết phục họ vaccine an toàn. vợ ông, brienne, 41 tuổi, một giáo viên cấp hai, đã bị nhiễm virus và phát bệnh covid-19 vào tháng 9. bà đã rất mong chờ sự ra đời của vaccine này. hai cô con gái của họ thì muốn biết liệu vaccine có giúp họ trở lại cuộc sống trước đại dịch hay không.

"tôi biết rất nhiều người đang sợ hãi. họ không biết các tác dụng phụ sẽ như thế nào", ông lopez, người đã chứng kiến một nửa nhân lực trong công ty bị nhiễm ncov cho biết. "đó là một rủi ro mà chúng tôi phải chấp nhận. vaccine sẽ giúp chúng tôi an toàn hơn và trở lại bình thường".

Sau nhiều tháng mong đợi, cuối cùng vaccine cũng xuất hiện, phủ lên một đất nước vừa bị tàn phá bởi virus, vừa bị chia rẽ sâu sắc về mọi mặt.

Gia đình lopez ở truckee, california, hy vọng vaccine covid-19 sẽ đem lại cuộc sống bình thường. ảnh: nyt

Những người mỹ đầu tiên sẽ được tiêm vaccine pfizer-biontech trong những ngày tới và giới chức dự kiến cũng phê duyệt các loại vaccine khác. những quan chức y tế đang cố gắng xóa bỏ mối nghi ngờ của công chúng về tính an toàn của các mũi tiêm, nhấn mạnh cần phải có từ 60 đến 70% dân số chích vaccine để đạt miễn dịch cộng đồng.

Stephanie bennett, một y tá về bệnh tâm thần ở tulsa, oklahoma, cho biết cô hiểu tầm quan trọng của vaccine và dự kiến sẽ được tiêm phòng sớm khi vaccine được cung cấp ra thị trường. tuy nhiên, cô bị giằng xé bởi ý nghĩ sẽ được tiêm vaccine, trong khi con cô lại chưa được.

Dù vậy, bennett cảm thấy có trách nhiệm gấp đôi với tư cách là một y tá khi tiêm chủng là để giúp giảm bớt hoài nghi về vaccine của những người hàng xóm.

Bennett nói: "Có rất nhiều sự mất lòng tin trong cộng đồng. Tôi muốn chứng minh cho mọi người, ít nhất là trong gia đình và khu phố của tôi, rằng điều này là an toàn".

Tuy nhiên, ngay cả một số người biết mức độ tàn phá mà virus gây ra, họ vẫn thận trọng.

Maria Isabel Ventura, 59 tuổi, sống ở Blythe, California, một vùng nông thôn gần biên giới bang Arizona, đã chứng kiến sự nguy hiểm của loại virus này vào ngày 22/11. Đó là thời điểm bà vội vã đưa chồng trong tình trạng khó thở đến phòng cấp cứu. Chồng bà, Alfonso Velazquez, một công nhân làm tại nông trại, đã trải qua hai tuần điều trị Covid-19.

Bà hỏi: "tại sao không tiêm chủng cho tổng thống và những người đã phát triển ra loại vaccine này trước chứ? tôi sợ vaccine này hơn bất cứ thứ gì vì chúng tôi không biết liệu có phản ứng như thế nào? có thể trong một vài tháng nữa, chúng tôi sẽ biết nhiều hơn".

Một cuộc thăm dò của associated press, được công bố trong tuần này, cho thấy một nửa số người mỹ sẵn sàng tiêm vaccine. tuy nhiên, trong 10 người theo đảng dân chủ thì có 6 người nói rằng họ sẽ tiêm phòng so với 4/10 người của đảng cộng hòa sẽ làm vậy. một cuộc khảo sát gần đây của gallup (một viện thăm dò ý kiến uy tín), cho thấy 63% người mỹ hiện nói rằng họ sẵn sàng tiêm vaccine đã được cục quản lý thực phẩm và dược phẩm phê duyệt, so với chỉ 58% vào tháng 10 và 50% vào tháng 9.

Các nhà chức trách đang hành động để xóa tan nghi ngờ về tính an toàn của vaccine, những lo ngại đã dấy lên từ lâu, do sự lạm dụng của hệ thống y tế Mỹ trong lịch sử. Đặc biệt, các cộng đồng người Mỹ gốc Phi, người Latinh và người Mỹ bản địa vẫn cảnh giác cao độ, dù họ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.

Adam wyatt, 38 tuổi, mục sư tại nhà thờ first baptist ở leakesville, mississippi, đã quyết định đăng ký tham gia thử nghiệm vaccine của moderna, sau khi một trong những giáo dân của ông ch*t vì covid-19 vào tháng 8.

Wyatt coi việc đến thăm bệnh nhân trong bệnh viện là một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất của ông, với tư cách là một mục sư. Nhưng ông nhớ lại cảm giác bất lực khi đứng cùng với gia đình hội thánh trong một bãi đậu xe của bệnh viện, bị cấm vào bởi các biện pháp phòng ngừa đại dịch.

Ông không nói với nhiều người về quyết định của mình sau khi đăng ký tham gia thử nghiệm ở hattiesburg, cách thị trấn nhỏ của ông khoảng một giờ lái xe về phía tây. ông nói: "bạn sẽ nghe nhiều lần rằng vaccine là dấu ấn của con quái vật. hay đó là cách kiểm soát dân số của bill gates. bạn sẽ bị cấy các vi mạch trong cơ thể".

Vaccine đang trong quá trình đưa ra sử dụng rộng rãi. Wyatt đang chuẩn bị công khai việc ông tham gia thử nghiệm, với hy vọng giảm bớt sự lo lắng của cộng đồng.

Aesha Mahdi, 42 tuổi, sống ở Gwinnett County, Georgia, cũng biết về sự nguy hiểm của virus. Bà bị nhiễm vào tháng 4 và phải điều trị trong thời gian dài. Giờ đây, bà vẫn bị các triệu chứng như tim đập nhanh và khó thở khi đi lên cầu thang. Bệnh viêm khớp dạng thấp của bà ngày càng nặng hơn, đôi khi bà còn đi lại khó khăn.

Bà Mahdi, người mong muốn được chủng ngừa, hiện làm công việc truy vết tiếp xúc, giúp làm chậm sự lây lan của virus. Bà đã được cảnh báo về việc các thành viên trong gia đình đã trở thành nạn nhân của các chiến dịch thông tin sai lệch rằng tiêm chủng là có hại, đặc biệt là các thuyết âm mưu lan truyền trên Facebook và YouTube.

Aesha Mahdi háo hức chờ tiêm vaccine. Ảnh: NYT

Đối với những người khác, sự xuất hiện của vaccine covid-19 tạo ra những thách thức về đạo đức. pat mckeage, 85 tuổi, ở grand rapids, michigan, cho biết bà hiểu lý do tại sao những người lớn tuổi được mong đợi tiêm vaccine trước những người khác, do có nhiều yếu tố nguy cơ và các phòng cấp cứu trên khắp đất nước sắp quá tải. tuy nhiên, bà thấy "thất đức" khi được tiêm vaccine trước người cận kề chăm sóc bà. "tôi nói với cô ấy là tôi đã sống gần trọn cuộc đời của mình còn cô ấy thì chưa. cô ấy mới chỉ 30 tuổi", bà nói.

Những người khác mong muốn được chủng ngừa lo lắng về việc họ đứng cuối trong danh sách ưu tiên. LaMont C. Brown II, một tài xế xe buýt ở Detroit, cho biết đại dịch đã cho anh thấy nghề nghiệp của mình bị xem nhẹ. Trong khi các sĩ quan cảnh sát, nhân viên cứu hỏa và nhân viên y tế được coi như anh hùng, anh ít nghe thấy lời tán dương đối với những người lái xe có tiếp xúc nhiều với công chúng.

Bây giờ, anh lo lắng tình huống tương tự sẽ xảy ra với vaccine.

Anh đã nghe nói các nhân viên y tế và nhân viên cấp cứu khác sẽ được ưu tiên. Nhưng anh ấy không hề nghe nói về việc các tài xế sẽ sớm được tiêm phòng. Anh nói: "Về cơ bản chúng tôi là những công dân hạng hai".

Sự xuất hiện của một loại vaccine cũng đang nuôi hy vọng về việc trở lại cuộc sống bình thường. tani g. cantil-sakauye, chánh án của california, cho biết bà đang hình dung cách vaccine có thể thay đổi mọi thứ đối với hệ thống tòa án lớn nhất quốc gia, vốn đang phải vật lộn với một lượng lớn tồn đọng, khi nhiều thủ tục tố tụng quan trọng được đưa lên mạng.

"Nếu bạn hình dung Tòa án Tối cao, mọi cánh cửa đều mở, mọi người ở trong hành lang tựa vào cạnh cửa, nói chuyện, tán gẫu và cười", chánh án Cantil-Sakauye nói với các phóng viên trong một cuộc gọi Zoom tuần này. "Điều đó giờ không còn nữa và nơi này im ắng".

Bà và các đồng nghiệp đã tranh luận về việc liệu các thẩm phán và các viên chức tòa án khác có nên được ưu tiên tiêm vaccine hay không. rốt cuộc, không ai phủ nhận rằng tòa án là một chức năng thiết yếu của xã hội.

Nhưng Chánh án Cantil-Sakauye cho biết, cuối cùng bà tin rằng các thẩm phán không thể "đứng trên danh nghĩa" và được tiêm phòng trước các nhân viên cấp cứu và cư dân trong viện dưỡng lão.

"Chúng tôi nghĩ rằng những người khác cần phải tiêm trước", bà nói.

Bryan Diaz, 15 tuổi, ở Nuevo, California, cũng khao khát được trở về cuộc sống bình thường. Học từ xa có nhiều khó khăn với người em trai 7 tuổi, Kevin, và bản thân cậu đã không được chơi trò chơi điện tử và đá bóng chung với một người bạn mà cậu không gặp kể từ đầu năm.

"Tôi cảm thấy vui mừng vì chúng tôi có thể quay lại trường học", cậu nói.

Bryan, có cha là thợ cơ khí và mẹ là nội trợ, biết một số người, bao gồm cả cha đỡ đầu của cậu, đã nhiễm virus. Nhưng cha mẹ cậu, những người nhập cư Mexico, nghi ngờ về vaccine.

"chúng tôi đã bàn về việc này, nhưng bố mẹ tôi không muốn các con tiêm khi vaccine đạt 100% an toàn", cậu cho biết.

David leavitt, một tiểu thuyết gia và là giáo sư tiếng anh tại đại học florida, cho biết triển vọng về một loại vaccine sẽ ra đời đã mang lại cho ông cảm giác: "chà, chuyện này sẽ kết thúc. tôi thực sự không bao giờ cho phép mình nghĩ về việc nó sẽ kết thúc như thế nào".

Khi đại dịch kết thúc, Leavitt mong muốn được đi du lịch một lần nữa đến các hội sách của Italy. Nhưng ông chợt nghĩ lại. Rốt cuộc, Italy nghĩ rằng đã chinh phục được virus sau một mùa xuân ch*t chóc, và đó, ông Leavitt nói, hóa ra chỉ là "mơ tưởng". Ông không muốn phạm sai lầm.

Vì vậy, khi chờ đợi đến lượt tiêm vaccine, ông sống theo phương châm trong bộ phim ông yêu thích "Mười hai cái ghế": "Luôn hy vọng điều tốt nhất nhưng vẫn sẵn sàng cho điều tệ nhất".

(Theo NYT)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/chia-re-va-ngo-vuc-truoc-vaccine-covid-19-4205341.html)

Tin cùng nội dung

  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY