Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chiếc máy bay gặp nạn 35 năm về trước khiến hơn 500 người Ch?t bất ngờ xuất hiện trở lại làm dân Nhật hoang mang

Có lẽ người Nhật sẽ không quên được chiếc máy bay có số hiệu JL123 từng gặp T*i n*n trên bầu trời năm 1985 khiến 520 người Ch?t. Và mới đây, nó lại xuất hiện trên màn hình trang web theo dõi các chuyến bay Flight Radar 24.

Theo Soranews24 đưa tin, 4 phút trước khi bước sang 0h ngày 5/8 vừa qua, một chiếc máy bay số hiệu JL123 của hãng hàng không Japan Airlines được nhìn thấy đang tiến đến sân bay Narita, Nhật Bản thông qua trang web theo dõi các chuyến bay Flight Radar 24.

Hình ảnh này lập tức khiến dân mạng hoang mang bởi vì gần như đúng thời điểm này 35 năm về trước, năm 1985, chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines cũng mang số hiệu JL123 đã gặp T*i n*n và rơi xuống vùng núi Gunma, Nhật Bản.

Bài đăng trên Twitter về sự xuất hiện trở lại của chuyến bay mang số hiệu JL123 của hãng hàng không Japan Airlines gặp nạn 35 năm về trước.

Ngày 12/8/1985, chuyến bay có số hiệu JL124 rời khỏi sân bay Haneda, Tokyo, hướng về Osaka nhưng không lâu sau khi cất cánh, nó đã gặp phải một sự cố khiến phần đuôi bị hỏng và kết quả là chiếc may bay đã rơi xuống vùng núi thuộc tỉnh Gunma.

520 người trên chuyến bay đã bỏ mạng, chỉ có 4 người sống sót, và đây trở thành một trong những vụ T*i n*n máy bay thảm khốc nhất thế giới.

Sự việc JL123 xuất hiện trở lại bầu trời Nhật Bản vài ngày trước khi lễ hội Obon hay còn gọi là Lễ Vu Lan của Nhật Bản diễn ra càng khiến không ít dân mạng xôn xao.

Được biết, đây là dịp để người dân xứ sở Mặt trời mọc tưởng nhớ ông bà, tổ tiên và những người đã khuất.

Sau khi gây xáo trộn cộng đồng mạng, tờ J-Cast News đã liên hệ với hãng hàng không Japan Airlines để hỏi về vụ việc.

Nơi đây đã xác nhận thông tin rằng chuyến bay số hiệu JL123 có xuất hiện trên màn hình theo dõi chuyến bay nhưng đó chỉ là một con số chọn ngẫu nhiên bởi một nhân viên kỹ thuật khi đang thực hiện bảo trì định kỳ.

Chuyến bay số hiệu JL123 kia thực chất có số hiệu là JL712 trở về Narita từ Singapore.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 23h56 đến 0h22 ngày hôm sau, nó đã được nhân viên kỹ thuật chuyển thành số hiệu JL123 trên màn hình theo dõi chuyến bay.

Được biết, các con số này có thể được chọn ngẫu nhiên nhưng người kia lại chọn đúng con số định mệnh, trùng khớp với số hiệu của chiếc máy bay gặp nạn đúng 35 năm về trước, ngay trước khi lễ hội tưởng niệm người đã khuất diễn ra.

Hãng hàng không Japan Airlines cũng đã lên tiếng xin lỗi về sai sót nhạy cảm này và hứa rằng họ sẽ đào tạo nhân viên về các số hiệu máy bay từ đây trở đi không nên sử dụng.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên chuyến bay có số hiệu JL123 xuất hiện trên màn hình theo dõi chuyến bay nhưng sự trùng khớp về thời gian lần này khiến nó thu hút nhiều sự chú ý hơn.

Vụ việc được Japan Airlines xác nhận là một sự nhầm lẫn nhưng nó vẫn được dân mạng thảo luận nhiệt tình trên mạng xã hội. Dưới đây là một vài ý kiến của dân mạng được đăng trên Soranews24:

- "Tôi cho rằng một ai đó đã quên mất số hiệu kia nhưng tôi vẫn thích nghĩ rằng đó là dấu hiệu những nạn nhân trong chuyến bay năm xưa trở về để đón lễ Obon".

- "Đã một thời gian dài trôi qua nhưng tôi vẫn thấy buồn khi thấy những người làm việc trong ngành hàng không lại quên mất một sự kiện như vậy".

- "Tôi là học sinh cấp 2 khi vụ T*i n*n xảy ra. Giờ đây tôi đã ngoài 50. Thời gian trôi qua thật nhanh và không ít người trẻ bây giờ còn chẳng nghe đến số hiệu JL1233".

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/chiec-may-bay-gap-nan-35-nam-ve-truoc-khien-hon-500-nguoi-chet-bat-ngo-xuat-hien-tro-lai-lam-dan-nhat-hoang-mang-20200812114009653.htm)

Tin cùng nội dung

  • Một trong những căn bệnh lạ về da được dư luận nhắc nhiều trong thời gian gần đây là bệnh Harlequin ichthyosis (bệnh vảy cá), gọi tắt là HI. Căn bệnh di truyền hiếm gặp, thường thấy ở trẻ nhỏ và nhóm người trẻ tuổi, làm cho da cứng dày, kèm theo những vết nứt sâu gây đau rát, dễ nhiễm trùng, mất nước và nhiều hệ lụy khác.
  • Chiếc Airbus 320 của Vietjet Air chở theo 145 hành khách từ Buôn Ma Thuột đang hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội) tối 30/9 thì bị chim trời va đập. Sự cố xảy ra làm lõm mũi của máy bay.
  • SKĐS- Tài xế Trương Văn Toản - người lái xe băng chuyền TIAGS đâm vào bụng máy bay bị tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thiết bị mặt đất trong 24 tháng kể từ ngày 29.8.
  • Liên quan đến vụ lái xe chở hành lý đâm vào máy bay China Airlines tại sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng vụ Hàng không miền Nam vừa ra quyết định tước giấy phép khai thác thiết bị mặt đất trong 2 năm của lái xe Trương Văn Toản.
  • Ngày 23/8, một đoạn clip chỉ hơn 10s ghi lại cảnh tượng khiến nhiều người không khỏi sốc. Theo chủ nhân clip, cửa sổ bị hở này là trên một chuyến bay của Vietnam Airlines, và cô phát hiện ra điều này khi máy bay đã gần hạ cánh...
  • Trên đường từ thành phố Lào Cai lên khu du lịch Sa Pa, nhiều người đi đường nhìn thấy chiếc xe máy xúc bánh hơi nằm dưới vực sâu, han gỉ như đống sắt vụn. Đó là chiếc xe gặp T*i n*n lao xuống vực cách đây gần 2 tháng.
  • Hãng hàng không Vietjet Air vừa có văn bản khẩn gửi Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giao thông, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore có biện pháp hỗ trợ do có tới hơn 1.500 hành khách là người Việt của hãng này bị nhà chức trách Singapore từ chối nhập cảnh.
  • Sinh ra ở vùng rốn lũ miền Trung, thường xuyên thiếu đói nhưng Trần Trọng Biên vẫn xuất sắc là thủ khoa đầu vào - đầu ra Trường ĐH Dược Hà Nội.
  • Khử trùng vết thương bằng cồn, I ốt; Ngửa cổ ra sau để ngăn bị chảy máu mũi; Hô hấp nhân tạo bằng cách ấn ngực và hà hơi thổi ngạt… Đó là những cách bạn thường làm khi cấp cứu ai đó khi chưa kịp đưa họ tới bệnh viện.
  • Có thể nói, các thành phố càng xây dựng nhiều, thì nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ) trong thi công là không thể lường hết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY