Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thâm cung bí sử (241 - 1): Quyết định ngược dòng

MangYTe - Tôi mong ước được ra Hà Nội. Từ làng tôi ra Hà Nội chỉ 260 cây số mà tôi phải đi mất hơn 10 năm trời.

Trước hết là tôi phải vào chiến trường. chiến tranh lơ lửng trên đầu tôi. cái ch*t trước mặt tôi. tôi vào nam lào, đường 9, quảng trị rồi phan rang, tphcm. đó là những trận đánh sinh tử và tôi là một trong số ít người sống sót của đại đội tôi.

Năm 1978, tôi được cấp trên điều động ra Hà Nội. Tôi ở phòng văn nghệ, sống cùng các nhà văn, các nhà thơ, nhạc sĩ. Họ lớn tuổi hơn tôi, tất cả đã là nhà nọ, nhà kia, chỉ mình tôi không là nhà gì cả, chỉ là một người lính, một người cố gắng làm quen với Hà Nội.

Đêm đèn trong phòng các nhà văn sáng rất khuya, còn tôi thì đi ngủ sớm. Rồi tác phẩm của các nhà văn được in trên Báo Văn nghệ. Tôi đọc và khâm phục họ. Chỉ có 24 chữ cái ghép lại mà sao họ sáng tạo nên những tác phẩm xúc động đến thế. Tôi sẽ làm gì bây giờ? Câu hỏi đó làm tôi nhiều đêm mất ngủ. Tuổi trẻ của tôi ở chiến trường. Giờ hòa bình rồi, tôi trở thành thất nghiệp. Chẳng có việc gì làm, tôi bắt chước các nhà văn cầm bút viết. Tôi không viết về chiến tranh mà viết về mẹ tôi. Không ngờ mấy bài đầu tiên của tôi đã được in trên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Các nhà văn trong phòng nhìn tôi bằng con mắt khác và đối xử với tôi như một người đồng nghiệp.

Tôi mừng vì mình đã có việc để làm. Rồi tôi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay. Đó như một công việc trời xui. Tôi thức 29 đêm trắng, đẻ ra một đống bản thảo nặng hàng kg. Tôi không viết về chiến tranh mà viết về những người lính thời bình. Cuốn sách được in ra. Sách của tôi được phát đến tận đại đội nên số lượng in rất lớn. Tôi nhận một số tiền nhuận bút kha khá.

Một nhà văn ở Nhà xuất bản Quân đội là người biên tập cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi. Ông nói với tôi: "Văn chương của cậu, đọc từng câu tưởng như có thể sờ thấy được, những chi tiết lấp lánh rất thú vị. Nhưng nếu cậu muốn theo nghiệp viết lách thì phải sống ở Hà Nội, hồn núi sông lắng ở đây, tinh hoa dân tộc tụ về đây". Có lẽ lời khuyên của bác Vũ Sắc là đúng. Nhưng tôi sống ở Hà Nội hơn 30 năm mà không thay đổi chút nào, vẫn nhà quê một cục. Người yêu của tôi nhận xét rằng: "Anh là một gã nhà quê, đặc sệt nhà quê, cho dù có sống ở Hà Nội một thế kỉ thì anh vẫn thế". Nàng là gái Hà Nội gốc nên nhìn cái chất nhà quê của tôi rất rõ. Cái chất Hà Nội không thấm được vào tôi một chút nào.

Tết năm Tân Sửu tôi về quê 1 tháng. Tôi tranh thủ thời gian này để chuẩn bị những bước cuối cùng cho việc về quê của tôi. Ba năm qua tôi đã làm 2 ngôi nhà, một để thờ ông bà tổ tiên, một để ở. Rồi tôi thiết kế đường nước, xây khu công trình phụ hiện đại, mua tủ lạnh, tủ đông, điều hòa, tivi, nghĩa là giống như một căn hộ ở Hà Nội. Một tháng ở quê tôi như con cá gặp nước. Tôi hòa nhập ngay vào những người dân chân đất áo nâu như tôi chưa hề xa quê một ngày nào vậy.

(Còn nữa)

Tiểu phẩm của Khánh Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/gia-dinh/tham-cung-bi-su-241-1-quyet-dinh-nguoc-dong-2021090117122847.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY