Tâm sự hôm nay

Giải pháp nào khả thi?

Có thể nói, các thành phố càng xây dựng nhiều, thì nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ) trong thi công là không thể lường hết.
Có thể nói, các thành phố càng xây dựng nhiều, thì nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ) trong thi công là không thể lường hết. Tuy nhiên, chưa bao giờ công tác an toàn lao động (ATLĐ) trong thi công xây dựng lại trở nên đáng báo động như hiện nay.

Vụ sập cần cẩu trên công trình thi công cầu Hồng Ngự 2 (Đồng Tháp) làm ch*t 3 mẹ con hồi tháng 5 là một ví dụ. Người ta còn chưa hết bàng hoàng, cách đó ít ngày, tại Hà Nội, thanh sắt dài 10m tuột cáp cẩu rơi ở tuyến đường sắt ga Hà Nội - Nhổn vào thời điểm có nhiều phương tiện lưu thông trên đường. Ít ngày sau, một thanh sắt từ công trình trên cao của dự án đường sắt đô thị Hà Nội rơi xuống trúng một ô tô 4 chỗ. Chưa đầy 12 giờ sau đó, một chiếc cần cẩu trong công trường thi công tuyến đường sắt ga Hà Nội - Nhổn lại bất ngờ đổ xuống 2 nhà dân bên đường. Trước đó, cũng có nhiều T*i n*n tương tự, thậm chí ch*t người ở khắp các công trình xây dựng trên cả nước.

Vừa qua, tại Hà Nội đã có cuộc họp báo cáo và đề ra các giải pháp cấp thiết để quản lý, giảm thiểu tình trạng T*i n*n lao động liên tục xảy ra tại nhiều địa phương trong thời gian qua, với sự tham dự của đại diện các cơ quan liên quan gồm Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT và đại diện cơ quan quản lý của các địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hà Tĩnh...

Theo ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý an toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH), từ những tháng cuối năm 2014 đến 5 tháng đầu năm 2015, đã có nhiều vụ T*i n*n lao động, xảy ra sự cố công trình, thiết bị thi công gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng diễn ra tại nhiều địa phương.

Nguyên nhân đầu tiên dễ thấy là đã có quy chuẩn về ATLĐ trong xây dựng nhưng chẳng mấy ai thực hiện, từ chủ đầu tư đến đơn vị thi công, đơn vị thanh tra, kiểm tra; từ công trình trung ương đến công trình địa phương. Chẳng hạn, giới hạn vùng nguy hiểm, từ chu vi xây dựng công trình ra ít nhất 5m, từ vị trí cẩu vận chuyển (tải bị rơi) ra ít nhất 7m, đều không được thực hiện.

Thứ hai là việc xử lý khi xảy ra T*i n*n lao động không đến nơi đến chốn, không phân tích kỹ nguyên nhân, chỉ mô tả hiện tượng. Đặc biệt, không xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân, đơn vị trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra T*i n*n do thiếu ATLĐ. Lẽ ra phải hình sự hóa các T*i n*n nghiêm trọng ch*t người hoặc xảy ra ở các dự án quan trọng, nhóm A, các công trình cấp đặc biệt, cấp 1.

Thứ ba là sự phân công chưa rõ ràng, khoa học trong quản lý nhà nước về ATLĐ trong xây dựng giữa các bộ. Nên giao Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý thống nhất về an toàn trong thi công xây dựng, Bộ LĐ-TB&XH chỉ quản lý về lao động và thanh tra, kiểm tra công tác sức khỏe bảo hộ lao động là chính. Bài học về xử lý chậm vụ sụp giàn giáo Vũng Áng - Hà Tĩnh có phần do nguyên nhân này.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác như năng lực, phẩm chất của chủ đầu tư, trách nhiệm từng vị trí và chức danh trên công trường... Có điều, nói gì thì nói, những người quản lý phải nhận thức được rủi ro và hậu quả nghiêm trọng từ những T*i n*n trong xây dựng.

Anh Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giai-phap-nao-kha-thi-14865.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY