Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chiếc máy phẫu thuật nội soi mua bằng tiền sắm ôtô

Hà Nội-Những năm 90, giá một máy phẫu thuật nội soi khoảng 700 triệu đồng, số tiền rất lớn thời ấy. Bác sĩ Trần Bình Giang mới học nội soi từ Pháp, muốn đưa máy về Việt Nam, nhưng câu hỏi đầu tiên là tiền đâu?.

Bác sĩ Giang năm ấy, nay là giáo sư Trần Bình Giang, 59 tuổi, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội. Ông là "người tiên phong" đưa kỹ thuật phẫu thuật nội soi về Việt Nam. Nhớ lại năm tháng ban đầu, ông nói nếu không có giám đốc viện thời ấy là giáo sư Nguyễn Dương Quang dành khoản tiền được Chính phủ cấp mua ôtô để mua máy nội soi về, thì ngành nội soi Việt Nam vẫn còn chậm bước tiến.

Hồi đó, sau khi học nội soi từ pháp, bác sĩ trẻ trần bình giang muốn đưa kỹ thuật hiện đại nhất trên thế giới về việt nam, song bệnh viện không có máy móc. bác sĩ rầu rĩ giãi bày với giáo sư vũ mạnh là phó phòng y vụ của bệnh viện việt đức thời điểm ấy. chi phí mua một dàn máy nội soi cực kỳ đắt đỏ, khoảng 700 triệu đồng. "tiền đâu để mua?" là câu hỏi lớn nhất của hai thầy trò.

Giáo sư Nguyễn Dương Quang đang có "cục tiền" 500 triệu đồng Chính phủ cấp để mua ôtô, thay chiếc xe đang sử dụng là từ thời giáo sư Tôn Thất Tùng, đã quá cũ. Nghe giáo sư Vũ Mạnh cùng bác sĩ Giang trình bày cái khó, giáo sư Giang nói: "Tôi thì cần gì ôtô. Các anh cứ lấy số tiền đó, bệnh viện bù thêm để mua máy móc".

Thế là, chiếc máy nội soi đầu tiên của Việt Nam được mua từ số tiền được cấp mua ôtô cộng thêm hơn 100 triệu đồng từ bệnh viện.

"Giáo sư Quang và giáo sư Mạnh là hai người mà tôi luôn biết ơn khi trò chuyện về cuộc đời và sự nghiệp, luôn nhớ vào ngày 27/2 - Ngày Thầy Thu*c Việt Nam", giáo sư Giang chia sẻ.

Có được máy phẫu thuật nội soi, song khó khăn lớn mà bác sĩ Giang gặp phải là sự thiếu tin tưởng từ phần đông chuyên gia cùng người bệnh. Nhiều ý kiến cho rằng mổ mở đã khó, mổ nội soi với tầm nhìn bị hạn chế, càng khó hơn. Khi giáo sư Tôn Thất Bách giao bác sĩ Giang mổ nội soi cho chính bố vợ và cậu ruột của mình, bác sĩ trẻ càng tự tin với kỹ thuật.

"Thầy Bách cũng là người ảnh hưởng đến tôi rất nhiều. Tôi học từ thầy mọi điều, từ chuyên môn đến cuộc sống", ông Giang nói.

Cuộc xoay chuyển từ mổ mở sang mổ nội soi trở thành một trong những . giáo sư giang là một trong những người đầu tiên góp phần tạo nên bước ngoặt này. chỉ sau 5 năm, báo cáo mổ nội soi gây chấn động giới khoa học trên thế giới, bệnh viện việt đức đã thực hiện được kỹ thuật này.

Đến nay, bác sĩ Giang truyền dạy kỹ thuật này cho hầu hết các đơn vị khác trên cả nước, 2.000 bác sĩ đã học và thực hiện mổ nội soi. "Hơn 90% các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên đã tiến hành được phẫu thuật nội soi. Các bác sĩ ở nước ngoài cũng đến học kỹ thuật của Việt Nam. Đó là thành công rất lớn", giáo sư Giang nói.

Ngoài nội soi, cũng là một trong những bước ngoặt sự nghiệp của giáo sư Giang. Trước đây, khi bị chấn thương vỡ gan, lách, thận, tuỵ... đều phải cắt bỏ. Khi mổ, bệnh nhân đau đớn, kèm theo điều trị sau mổ, dịch truyền, Thu*c thang rất nhiều, nguy cơ nhiễm trùng.

Khi làm luận án tiến sĩ, ông Giang nghiên cứu về bảo tồn lách. Lách là cơ quan chỉ có máu, trước đây hơi vỡ lách đều mổ cắt đi, nhưng theo các nghiên cứu trên thế giới, khi cắt lách sẽ có những rối loạn của cơ thể.

"Lúc đó tôi đặt vấn đề phải giữ lách lại. Khi nói lên ý tưởng, các thầy không ủng hộ bởi quan niệm vỡ lách là phải cắt. Nhưng tôi mổ bảo tồn ca vỡ lách đầu tiên vào năm 2000 thành công, đã mở hướng đi mới. Trên cơ sở đó, tôi tiếp tục nghiên cứu bảo tồn các tạng vỡ khác như gan, thận...", ông Giang kể.

Hiện, 95% trường hợp bị vỡ gan, vỡ thận lách, không cần phải mổ mà chỉ cần điều trị. Các kỹ thuật này cũng đã được chuyển giao đến nhiều bệnh viện trên cả nước.

30 năm và hậu thế

Hơn 30 năm trước, ông Giang là một sinh viên trẻ quê Thái Bình mới ra trường, bước chân vào cánh cổng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức làm bác sĩ nội trú, nay ông giữ cương vị giám đốc. Ông nói thành tựu này là nhờ các thầy dìu dắt.

"Tôi là người nhà quê ra thành phố học, không 'con ông cháu cha', tự thân vận động, rất khó khăn vất vả. Tôi may mắn được các thầy chỉ bảo cả về tay nghề lẫn đạo đức, thậm chí học cả cách ứng xử với người bệnh", ông Giang nói.

Năm 1984, khi vào nội trú ở Bệnh viện Việt Đức, ông Giang là một trong hai người được quyền chọn chuyên khoa vì có điểm thi cao nhất. Thấy tác phong của những "tiền bối" ngoại khoa nhanh nhạy, quyết đoán nên ông chọn. "Thầy giáo phụ trách của tôi nói: 'Người lèo khèo thế này đi nội trú ngoại sao được?'. Lúc vào trường y, thầy mẹ nuôi tôi nặng 52 kg. Sau 5 năm học ở trường y, tôi còn 47 kg".

Ông Giang chia sẻ, bác sĩ ngoại khoa cần quá trình lâu dài để trở thành phẫu thuật viên. Ban đầu, ông chỉ được xem các thầy mổ, sau đó được phụ mổ như giữ cái kẹp, thò cái bông vào chấm máu. Thời gian sau thì được phép khâu da.

"Thời đầu, tôi cảm thấy quá vinh dự khi được giao mổ ruột thừa", ông Giang kể.

Giáo sư Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Kim Oanh.

Nghĩ đến ngày Thầy Thu*c Việt Nam, ông Giang cũng không quên những y tá, điều dưỡng ngày xưa đã hỗ trợ ông và các bạn từ khi còn học nội trú.

"Ngày xưa, vừa ăn xong đã đói. Khi đi nội trú, các cô y tá nấu thêm cơm cho bọn tôi ăn. Ăn xong thì được phát 1/2 cái bánh mì mang về để dành, nhưng bọn tôi thường ăn luôn", ông Giang kể.

Khi trở thành người đứng đầu bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt, đầu ngành ngoại khoa của cả nước, nơi có truyền thống bề dày lịch sử rất lớn, ông Giang gặp nhiều áp lực. Trong xu thế hiện nay, các bệnh viện được giao tự chủ. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, là nỗi lo bệnh viện hoạt động hiệu quả, chăm sóc cho người bệnh tốt, đồng thời đảm bảo đời sống cho 2.300 cán bộ viên chức người lao động để họ yên tâm cống hiến.

"Tôi là bác sĩ, không được đào tạo bài bản về kinh tế, song phải điều hành bệnh viện lớn, gánh trách nhiệm trước lịch sử, trước đời sống cán bộ nhân viên, trước người bệnh. Đó là áp lực rất lớn đối với tôi và tập thể lãnh đạo bệnh viện", ông Giang nói.

Nói về những sự định sắp tới, ông Giang cho biết mình đã bước đến giai đoạn cuối sự nghiệp. Ông ấp ủ truyền dạy, bồi dưỡng cho thế hệ sau tiếp bước, phát triển.

"Các em thế hệ sau rất giỏi. Tôi tin các em sẽ làm được", giáo sư nhấn mạnh.

Với những cống hiến to lớn cho sự phát triển của nền y học nước nhà, giáo sư Trần Bình Giang đã được phong tặng danh hiệu Thầy Thu*c Ưu tú năm 2005, Thầy Thu*c Nhân dân năm 2012, nhận Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2015, được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Toàn quốc năm 2016.

Năm 2019, ông được tặng giải thưởng Vinh quang Việt Nam và Giải Nhất Giải thưởng Nhân tài Đất Việt với công trình nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ phẫu thuật nội soi điều trị một số bệnh ở bụng".

Năm 2020, giáo sư, tiến sĩ Trần Bình Giang được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/chiec-may-phau-thuat-noi-soi-mua-bang-tien-sam-oto-4234560.html)

Tin cùng nội dung