Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chiến binh nhí trong lồng ấp

Hà Nội-Hai bé trai sinh đôi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chỉ nặng 1,1 kg, chào đời vào ngày 29 và 31/1 khi mới ở trong bụng mẹ được 28 tuần nên sức khỏe rất yếu.

Các bé nằm trong lồng ấp, được hỗ trợ thở CPAP (thở áp lực dương liên tục). Bác sĩ Trần Tuấn Anh (khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), ngày 1/2 cho biết hai bé phổi yếu nên phải hỗ trợ hô hấp và chăm sóc đặc biệt cho đến khi đủ khỏe mạnh.

Đây là hai trong số 7 trẻ sinh non cân nặng dưới 1,5 kg, đang điều trị tại tầng 2 của bệnh viện phụ sản hà nội cơ sở cảm hội. bệnh viện còn đang điều trị khoảng 20 trẻ khác có cân nặng và tuổi thai cao hơn, được chăm sóc bằng giường sưởi hoặc không cần hỗ trợ hô hấp.

Bác sĩ Nguyễn Thị Liên Hương (khoa Sơ Sinh) cho biết trẻ đẻ non tháng tức là chào đời sớm khi chưa đủ 40 tuần thai. Các chức năng cơ thể của những em bé này chưa phát triển, ví dụ phổi, tim, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, vì vậy có nguy cơ diễn biến nặng rất cao.

Để chăm sóc, bác sĩ phải kiểm soát rất nhiều vấn đề như giường sưởi, lồng ấp, hút dịch, cho ăn, thay bỉm, thay tã, tắm rửa, cho ăn 10-12 bữa một ngày, theo dõi lượng thức ăn của từng bữa... Khi bé được trợ thở ổn định thì cần tập ăn vì hệ tiêu hóa kém. Một số bé không ăn được sữa ngoài, không thể tập ăn, cần nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, hệ miễn dịch còn kém, bé có thể bị nhiễm trùng nếu được nuôi dưỡng tĩnh mạch quá lâu.

"Tất cả vấn đề đó tạo thành vòng luẩn quẩn làm cho tình trạng em bé rất xấu", bác sĩ Hương nói.

Công việc chăm sóc các bé sinh non rất vất vả. gần một tuần nay chị hương cùng các đồng nghiệp chỉ ngủ không quá ba tiếng. các bé phải tách mẹ, trong khi số lượng cần chăm sóc tăng dần theo ngày (bao gồm trẻ sinh đủ tháng và sinh non), nhân lực y tế tại cơ sở có hạn. nếu nhiều trẻ quấy khóc để đòi ăn, bú hoặc thay tã, quấn chăn khi lạnh, các y bác sĩ không thể chăm sóc được hết cùng một lúc.

Một số bé có vẻ tiến triển tốt trong một hai ngày đầu, song diễn biến xấu trở lại vào những ngày tiếp theo. Bác sĩ cứ thấp thỏm theo dõi tình trạng của các bé và cố gắng trao đổi cặn kẽ với gia đình về tình trạng của trẻ để phối hợp điều trị.

Bác sĩ khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chăm sóc em bé đẻ non, rạng sáng 1/2. Ảnh: Chi Lê

Theo bác sĩ hương, nguyên nhân khiến trẻ sinh non, yếu ớt là mẹ không tiêm vaccine covid-19, nhiễm ncov rồi trở nặng. các thai phụ tâm sự với bác sĩ rằng họ lo ngại vaccine ảnh hưởng không tốt tới thai nhi nên không tiêm chủng. số không tiêm vaccine chiếm tới 70%.

Bệnh viện phụ sản hà nội cơ sở cảm hội là tuyến cuối điều trị thai phụ ở tầng ba hoặc cấp cứu sản phụ khoa, tiếp nhận bệnh nhân từ ngày 5/12/2021. hiện, tổng số giường điều trị là trên 150 với 44 y bác sĩ, dự kiến tăng lên 300 giường do bệnh nhân ngày càng đông.

Nhìn những đứa trẻ nằm trong lồng ấp, bác sĩ liên hương cho biết "cảm thấy xót xa và đáng tiếc. nếu mẹ chịu tiêm vaccine, trẻ không phải sinh non và phải chăm sóc đặc biệt, có thể lớn lên khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác".

Do đó, chị và bác sĩ tuấn anh khuyến cáo các thai phụ cần chủ động tiêm vaccine covid-19. nhiều vaccine covid-19 đã được nghiên cứu và cấp phép sử dụng trên phụ nữ có thai. vaccine không chỉ bảo vệ mẹ mà còn bảo vệ con khỏi các nguy cơ mắc bệnh cũng như ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/chien-binh-nhi-trong-long-ap-4423314.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Những năm gần đây số thai phụ bị bệnh giang mai ở TPHCM ngày càng nhiều. Giang mai ở thai phụ rất nguy hiểm nhưng nhiều người không đi khám thai để được phát hiện, điều trị sớm.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Rối loạn đường tiểu (RLĐT): tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu không tự chủ là những chứng bệnh thai phụ thường mắc phải trong quá trình mang thai.
  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY