Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chiến lược ngăn chặn tối đa sụp đổ, người mắc COVID-19 nói ở bệnh viện như địa ngục

Myanmar đã cách ly hàng chục ngàn người để ngăn chặn đợt bùng phát coronavirus lấn át hệ thống chăm sóc sức khỏe mong manh của nước này. Thế nhưng, các chuyên gia y tế cộng đồng và bác sĩ cho biết chiến lược đó đang trên bờ vực sụp đổ khi số ca mắc COVID-19 gia tăng.

Chiến lược “ngăn chặn tối đa” bị đẩy đến bờ vực

Quốc gia đông nam á này hiện ghi nhận 7.827 ca mắc covid-19 với 133 người Tu vong. hơn 37.000 là tổng số những người chưa được xét nghiệm, những người thân của họ và những người lao động nhập cư trở về, hiện ở trong các tòa nhà từ trường học, tu viện, văn phòng chính phủ và các tòa tháp, chủ yếu do các tình nguyện viên điều hành .

Ngay cả những người không có triệu chứng hoặc các triệu chứng nhẹ với covid-19 cũng phải nhập viện hoặc cách ly. đây là một phần của kế hoạch đầy tham vọng nhằm ngăn chặn coronavirus xâm nhập hệ thống y tế vốn thiếu thốn kinh niên.

Dù vậy, chiến lược “ngăn chặn tối đa” mà myanmar theo đuổi kể từ khi các ca bệnh covid-19 đầu tiên được xác nhận vào tháng 3.2020 có thể phản tác dụng nếu các cơ sở quá tải khiến mọi người hoàn toàn không bị cách ly, chuyên gia y tế công cộng kyaw san wai nói với reuters.

Kyaw San Wai cho hay: “Chiến lược này có thể thực hiện được đến giữa tháng 8 do số ca mắc bệnh ở Myanmar thấp, nhưng khi số ca mắc bệnh tăng đột biến từ cuối tháng 8, đặc biệt là ở Yangon, cách tiếp cận này đã nhanh chóng đẩy cả trung tâm y tế và trung tâm kiểm dịch vào bờ vực”.

Các quan chức từ Bộ Y tế Myanmar đã không trả lời khi được hỏi về vấn đề này.

Sau nhiều tuần không có sự lây truyền tại địa phương, vào giữa tháng 8, Myanmar đã báo cáo một đợt bùng phát ở bang Rakhine, miền tây nước này, sau đó lan rộng ra cả nước.

Hôm nay (24.9), các nhà chức Myanmar trách báo cáo có 535 ca nhiễm mới và 3 người Tu vong.

Trong khi một số quốc gia châu á khác đã theo đuổi chiến lược ngăn chặn nghiêm ngặt, những nơi khác chỉ có những trường hợp nghiêm trọng hơn mới được điều trị tại bệnh viện và những người khác cách ly tại nhà.

Bác sĩ kaung myat soe, giám đốc một bệnh viện tạm thời ở thủ đô yangon cho biết: “ở các quốc gia khác, họ để mọi người ở nhà và chỉ nhập viện nếu đang trong tình trạng nghiêm trọng.đây, chúng tôi lo lắng về việc trẻ nhỏ hoặc người già thương vong nên cô lập họ".

Số người được cách ly đã tăng hơn gấp đôi, từ khoảng 19.000 người vào tháng 8 lên hơn 45.000 người tính đến ngày 21.9, theo số liệu của Bộ Y tế Myanmar.

Sau nhiều thập kỷ bị lãng quên dưới sự cai trị của quân đội, hệ thống y tế của Myanmar đã được xếp vào hàng yếu nhất thế giới.

Tính đến đầu năm nay, chỉ có 330 giường chăm sóc đặc biệt cho 54 triệu dân. Tổ chức Y tế Thế giới năm 2018 đưa ra con số bác sĩ là 6,7 trên 10.000 dân Myanmar.

Các nhà chức trách đang chạy đua để xây dựng và trưng dụng thêm cơ sở vật chất để đáp ứng số lượng.

Ba đêm nằm viện như ở địa ngục

Câu chuyện về các cơ sở không có điện, nước và những bệnh nhân dương tính với covid-19 buộc phải chia sẻ phòng với những người chưa được kiểm tra đã được báo chí đưa tin.

Chuyên gia y tế công cộng kyaw san wai cho biết: “việc gấp rút huy động các địa điểm mới có nghĩa là các trung tâm kiểm dịch mới này không được trang bị đầy đủ để xử lý lượng người lớn. điều này bắt đầu phá hoại chiến lược kiểm dịch tối đa khi mọi người ít có xu hướng trải qua quá trình kiểm dịch”.

Một cư dân thành phố yangon đề nghị giấu tên kể rằng trong thời gian nằm viện với các triệu chứng covid-19 nhẹ, cô không được phép đi vệ sinh. thay vào đó, cô và một người bạn cùng phòng được cung cấp túi nhựa.

“ba đêm và hai ngày trong bệnh viện của tôi là địa ngục”, người phụ nữ nói sau khi chuyển đến một khách sạn.

Myanmar có lịch sử huy động cộng đồng vào thời kỳ khủng hoảng và lãnh đạo chính phủ Aung San Suu Kyi đã kêu gọi công chúng đứng sau nỗ lực chống lại coronavirus.

Những người điều hành các trung tâm kiểm dịch ở vùng đồng bằng Irrawaddy nói với Reuters rằng họ phụ thuộc vào sự quyên góp các mặt hàng như thực phẩm và thiết bị bảo hộ.

Tiến sĩ Ko Ko Lin, tình nguyện viên tại một trung tâm, khẳng định: “Nếu không có sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, mọi thứ sẽ rất khủng khiếp.

Việt Nam hỗ trợ Myanmar 50.000 USD phòng, chống COVID-19

Trên tinh thần hữu nghị và láng giềng gần gũi, hôm 10.4.2020, chính phủ và nhân dân việt nam đã quyết định trao tặng chính phủ và nhân dân myanmar món quà 50.000 usd để cùng chung sức phòng, chống covid-19 mặc dù việt nam thời điểm đó cũng chịu nhiều ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra.

Xem thêm: Facebook và Twitter trả giá vì không chịu xóa nội dung Khi*u d*m, chỉ trích chế độ

ByteDance xin giấy phép xuất khẩu công nghệ ở Trung Quốc, TikTok muốn được như WeChat tại Mỹ

Ông Trump có thể phủ quyết quy tắc của FDA để phân phối vắc xin COVID-19 khẩn cấp

Huawei: 'Hãng chip di động hàng đầu Mỹ xin giấy phép bán hàng cho chúng tôi'

Đối tác số 1 của Apple ở châu Âu hé lộ thời điểm iPhone 12 5G ra mắt

Người kiểm duyệt bị trầm cảm kiện YouTube: Xem hàng trăm video hiếp, giết, thú tính mỗi ngày

Trung Quốc than bị 'tổn hại phẩm giá' vì thỏa thuận TikTok với Oracle

Tổng thống Trump bác thỏa thuận của TikTok nếu Trung Quốc duy trì quyền kiểm soát

Báo Trung Quốc mỉa mai 'chính quyền Trump là hổ giấy' khi chấp nhận thỏa thuận TikTok

Độc đáo công nghệ ảnh 3D tương tác giúp giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19

Nghiên cứu đột phá: Người bị sốt xuất huyết có kháng thể chống lại COVID-19

330 con voi ch*t thảm vì vi khuẩn lam trong nước

ByteDance bác tin Mỹ nắm giữ phần lớn TikTok Global, lý giải khoản 5 tỉ USD ông Trump muốn

Nhân Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-180/chien-luoc-ngan-chan-toi-da-sup-do-nguoi-mac-covid-19-noi-o-benh-vien-nhu-dia-nguc-144497.html)
Từ khóa: COVID-19

Tin cùng nội dung

  • Sau khi Mangyte trả lời câu hỏi của bạn Thanh Vân (van.le…@gmail.com) về Thuốc “tiêu sợi huyết” dùng để cấp cứu đột quỵ, nhiều bạn đọc hỏi bệnh viện ở địa phương mình có sử dụng Thuốc này hay không?
  • Thưa bác sĩ, Tôi có người bạn viêm thận mãn độ 4, hơn 1 năm nay trị liệu bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc tại nhà, nhưng tình hình sức khỏe gần đây không khả quan. Nay bạn tôi muốn thay thận (do người cô ruột cho) xin hỏi bác sĩ:
  • Mangyte cho em hỏi các bệnh viện lớn ở TPHCM được nghỉ tết âm lịch mấy ngày? Vì nhà em ở xa lên tết này em có người nhà ở đó, em đi lên đó chơi tiện em đi khám luôn nhưng không biết ngày nào. Mong Mangyte giúp em với! (Em Dũng - Lâm Đồng) Mangyte cho tôi hỏi mùng 4 tết BV Bạch Mai làm việc chưa? Hôm qua tôi bị đau thắt ngực, hôm nay thì lại không sao nhưng tôi muốn đi kiểm tra tim mạch cho yên tâm. Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Tuấn - Hà Nội)
  • Tết tây này được nghỉ tới 4 ngày, tôi muốn tranh thủ mấy ngày nghỉ đi làm mấy cái xét nghiệm mà không biết BV Hòa Hảo có nghỉ tết tây không? Ông bác tôi thì định đến BV Đại học Y dược để nội soi qua mũi, liệu có đi được không hay đợi qua năm mới? Còn Khám bệnh online của Mangyte có nghỉ tết tây không vậy? Cảm ơn Mangyte, chúc năm mới nhiều niềm vui! (Trần Đức Nhân - TPHCM)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY