Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Chiều 19.8, thêm 4 ca nhiễm COVID-19, trong đó Đà Nẵng 2, Quảng Nam 1, Hải Dương 1

Chiều 19.8, Bộ Y tế đã công bố thêm 4 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 2 ca ở Đà Nẵng, 1 ca ở Quảng Nam và 1 ca ở Hải Dương.

CA BỆNH 990 (BN990) tại Đà Nẵng: bệnh nhân nữ, 25 tuổi, là nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Gia Đình. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang (đang tiếp tục điều tra dịch tễ).

CA BỆNH 991 (BN991) tại Quảng Nam: bệnh nhân nam, 34 tuổi, có địa chỉ tại xã Cẩm Thanh, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam, có vợ là BN981 đã từng nằm điều trị tại Khoa Ngoại - Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam.

CA BỆNH 992 (BN992) tại Đà Nẵng: bệnh nhân nữ, 37 tuổi, là nhân viên y tế tại Bệnh viện Đà Nẵng (đang tiếp tục điều tra dịch tễ).

CA BỆNH 993 (BN993) tại Hải Dương: bệnh nhân nữ, 40 tuổi, có địa chỉ tại phường Tân Bình, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương, có tiền sử tiếp xúc gần với BN906 và BN970, liên quan ổ dịch tại đường Ngô Quyền, TP. Hải Dương. Ngày 14.8, bệnh nhân được cách ly tập trung tại khu ký túc xá Trường Đại học Hải Dương. Ngày 15/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả âm tính với vi rút SARS-CoV-2. Ngày 17.8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả xét nghiệm ngày 18.8 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Dương và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hải Dương.

Như vậy, tính đến chiều 19.8, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 993 người nhiễm COVID-19, trong đó đã chữa khỏi 525 trường hợp, 25 người Tu vong.

Bộ Y tế vừa có công văn số 4393/BYT- KCB gửi Giám đốc Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện cần bố trí đủ nhân lực để chăm sóc toàn diện người bệnh ở các khoa hồi sức tích cực, khoa cấp cứu, khoa truyền nhiễm, khoa bệnh nhiệt đới và người bệnh có chỉ định chăm sóc cấp I tại các khoa lâm sàng khác. Không để người nhà, người chăm sóc dịch vụ chăm sóc đối tượng người bệnh này trong giai đoạn hiện nay. Giảm thiểu tối đa người nhà hỗ trợ chăm sóc đối tượng người bệnh khác, trong trường hợp thật cần thiết chỉ để lại một người nhà hỗ trợ chăm sóc cố định. Thực hiện khai báo y tế, kiểm soát tuân thủ các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh của người hỗ trợ chăm sóc.

Các cơ sở khám chữa bệnh dừng việc thăm hỏi người bệnh nội trú của người nhà người bệnh. Yêu cầu và hướng dẫn người bệnh, người hỗ trợ chăm sóc, người cung cấp dịch vụ phải đeo khẩu trang, vệ sinh tay, thực hiện giãn cách ngay khi vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trong suốt thời gian lưu lại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tại các cơ sở khám chữa bệnh, lãnh đạo bệnh viện giao cho bộ phận giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn thường trực kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 của nhân viên y tế, người bệnh và các đối tượng liên quan đặc biệt tại khu vực khám sàng lọc, khu cách ly, khu điều trị người cao tuổi, người bệnh nặng, người bệnh nguy kịch

Tin, ảnh: Dạ Thảo

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/y-hoc-suc-khoe-c-182/chieu-198-them-4-ca-nhiem-covid-19-trong-do-da-nang-2-quang-nam-1-hai-duong-1-142775.html)

Tin cùng nội dung

  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY