Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Chính quyền các thành phố là chủ lực trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí

Báo cáo hiện trạng toàn cầu về năng lượng tái tạo ở các thành phố do Mạng lưới REN21 năm 2021 cho thấy hiện có một tỷ người sinh sống ở các thành phố đặt mục tiêu hoặc có chính sách sử dụng năng lượng tái tạo. Các lệnh cấm sử dụng nhiên liệu hóa thạch tăng gấp 5 lần trong năm 2020.

Đại dịch covid-19 ở một khía cạnh khác đã “giúp” nhân loại nêu bật cuộc đấu tranh cho một bầu không khí sạch hơn và một tương lai tốt đẹp hơn của các thành phố trên toàn cầu. báo cáo hiện trạng toàn cầu về năng lượng tái tạo là tài liệu duy nhất thống kê các nỗ lực chuyển đổi năng lượng của các thành phố trên toàn thế giới. số lượng thành phố đã thực thi một phần hoặc hoàn toàn lệnh cấm sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng vọt 5 lần trong năm 2020.

Thành phố Hà Nội đã và đang dành sự quan tâm lớn tới môi trường và chất lượng không khí.

Đây là năm thứ hai ren21 thống kê và đánh giá công cuộc giảm phát thải thông qua sử dụng năng lượng tái tạo của các thành phố trên toàn thế giới nhằm ngăn ngừa ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. trong đó, chỉ ra rằng có hơn một nửa dân số toàn cầu sống ở các thành phố, khu vực chiếm đến 3/4 lượng năng lượng tiêu thụ trên toàn cầu.

“các thành phố với tầm ảnh hưởng khổng lồ của chúng chính là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta khi lên kế hoạch, tiến hành phát triển và xây dựng một tương lai sử dụng năng lượng tái tạo. nhưng thực tế tiềm năng chuyển đổi của khu vực này lại thường xuyên bị coi nhẹ quá mức” - giám đốc điều hành của ren21, rana adib cho biết. “quá trình hiện thực hóa mục tiêu phát thải carbon thấp ở những môi trường sẵn có và đông đúc, chật chội là hết sức khó khăn. chính phủ các quốc gia cần trao nguồn lực tài chính, quyền hành và trên hết là quyền lập pháp cho chính quyền cấp địa phương” - rana adib nói thêm.

Một yếu tố thiết yếu đảm bảo thành công cho những chiến lược khí hậu của các thành phố chính là nhanh chóng thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng tái tạo cho nhu cầu sưởi ấm, làm mát cũng như trong giao thông, vận tải. đây là những lĩnh vực chiếm tỷ trọng phát thải lớn nhất trên toàn cầu, và tốt nhất là nên giải quyết chúng ở cấp địa phương.

Báo cáo chỉ ra thông thường một trong những bước đi đầu tiên của các nhà lãnh đạo địa phương là mua điện tái tạo để sử dụng cho các hoạt động công của thành phố. Nhưng theo Adib, như vậy là chưa đủ. Các thành phố như Hamburg, San Francisco và Thượng Hải cho thấy, tham vọng họ càng lớn, họ càng nghĩ nhiều đến áp dụng năng lượng tái tạo ở khắp mọi nơi. Họ áp đặt các quy tắc xây dựng nghiêm ngặt và các yêu cầu tuân thủ việc sử dụng năng lượng tái tạo. Nhưng quan trọng nhất, họ đặt thời hạn chấm dứt sử dụng nhiên liệu khí đốt, dầu mỏ và than đá.

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa dịch bệnh, thảm họa thời tiết toàn cầu là giảm phát thải CO2.

Đến năm 2020, 43 thành phố đã làm như vậy và đã thực thi lệnh cấm sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong hoạt động sưởi ấm và/hoặc vận chuyển, nhiều hơn gấp 5 lần so với năm 2019. Tổng cộng, một tỷ người - khoảng 1/4 dân số đô thị toàn cầu - sống trong các thành phố có đặt mục tiêu hoặc có chính sách năng lượng tái tạo. Adib nói: “Dù đây là những tấm gương truyền cảm hứng, nhưng chúng ta vẫn còn cách rất xa các mục tiêu cần thực hiện để kịp thời ngăn chặn biến đổi khí hậu”.

Những cuộc phong tỏa trong năm qua đi kèm với giao thông biến mất đột ngột và lối sống thay đổi hoàn toàn đã giúp bầu không khí trong sạch hơn và môi trường ít ồn ào hơn, nhờ đó người dân được trải nghiệm không khí sạch và bầu trời trong xanh thay vì những con đường đông đúc và bầu trời ô nhiễm.

Chính quyền các thành phố hiện đang thúc đẩy sự phát triển này, dịch chuyển khỏi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm, đồng thời thiết lập các hệ thống năng lượng sạch và có khả năng chống chịu tốt ở địa phương. “tiếng nói ủng hộ ngày càng lớn của người dân đang đặt ra cho thành phố santiago nhiệm vụ bắt buộc hành động để đối phó với biến đổi khí hậu. cư dân của chúng tôi yêu cầu chính quyền phải thực hiện những biện pháp quyết liệt”, isabel aguilera, giám đốc môi trường thành phố santiago (chile), giải thích.

Có thể thấy rằng, các thành phố cần phải chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và đặt thời hạn chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong tất cả các lĩnh vực. Điều đó sẽ đem lại bầu trời xanh hơn và không khí trong lành hơn cho nhân loại.

Hiện nay, hơn 1.300 thành phố trên thế giới đã có chính sách hoặc mục tiêu năng lượng tái tạo. Trên toàn cầu, hơn 830 thành phố ở 72 quốc gia có các mục tiêu năng lượng tái tạo ràng buộc và khoảng 800 thành phố đã thực hiện các chính sách để giúp thúc đẩy năng lượng tái tạo ở địa phương.

Thành Công

Hà Nội: Trong mùa đông, những đợt ô nhiễm không khí sẽ tiếp tục diễn ra Hà Nội: Trong mùa đông, những đợt ô nhiễm không khí sẽ tiếp tục diễn ra
Hà Nội yêu cầu áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng không khí Hà Nội yêu cầu áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng không khí
Nguyên nhân khiến chất lượng không khí Hà Nội chạm ngưỡng rất xấu Nguyên nhân khiến chất lượng không khí Hà Nội chạm ngưỡng rất xấu
Đề nghị Hà Nội, TP HCM thu hồi xe cũ nát Đề nghị Hà Nội, TP HCM thu hồi xe cũ nát

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/chinh-quyen-cac-thanh-pho-la-chu-luc-trong-cuoc-chien-chong-o-nhiem-khong-khi-604603.html)

Tin cùng nội dung

  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Một nhóm chuyên gia thuộc ĐH Harvard vừa công bố báo cáo chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với chứng tự kỷ ở trẻ trong giai đoạn mang thai của người mẹ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY