Khoa học hôm nay

Choáng ngợp những cây cầu đẹp và nổi tiếng nhất thế giới

Trong số những cây cầu nổi tiếng đẹp nhất thế giới có cả cầu Vàng ở Đà Nẵng, Việt Nam.

Laguna Garzon là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất thế giới. Với thiết kế đặc biệt, cầu Laguna Garzon ở Uruguay buộc các tài xế phải giảm tốc độ, nhằm hạn chế T*i n*n xảy ra.


Cầu Trift có "view" rất đẹp từ dãy núi Alps, Thụy Sĩ, dài gần 168m.


Cầu Juscelino Kubitschek là một trong những kiến trúc hiện đại tuyệt vời nhất ở Brazil. Cây cầu, hoàn thành vào năm 2002, dành cho xe cộ và người đi bộ qua Hồ Paranoá.


Cầu Vàng ở Đà Nẵng, Việt Nam nhìn như được nâng lên bởi hai bàn tay khổng lồ. Cây cầu nằm ở độ cao 1.400m so với mực nước biển.


Cầu Glacier Skywalk ở Alberta mang lại cho khách tham quan cảnh quan ngoạn mục ở dãy núi Rocky ở Canada. Cầu có lối đi bằng kính.


Cầu Helix uốn lượn ở Singapore được thắp sáng vào đêm. Cây cầu nối trung tâm Marina với Bến du thuyền phía Nam trong khu vực vịnh Marina của thành phố.


Cầu Millau Viaduct ở miền nam nước Pháp là một trong những cây cầu cao nhất thế giới. Với chiều cao 342m, nó còn cao hơn cả Tháp Eiffel.


Cầu New River Gorge ở Tây Virginia nép mình trong một khu vực có cảnh quan tuyệt đẹp. Nó đặc biệt xinh đẹp khi bao quanh là những tán lá mùa thu.


Cầu Bixby Creek ở Monterey, California (Mỹ), là một cây cầu phải tới và chiêm ngưỡng khi đi qua đường Route 1. Cầu được khánh thành vào năm 1932, là một trong những địa điểm được chụp nhiều ảnh nhất ở California.


Được xây dựng từ năm 1883, cầu Brooklyn là một trong những cây cầu lâu đời nhất ở Mỹ. Hiện tại cây cầu xinh đẹp này là một trong những địa danh mang tính biểu tượng của thành phố New York.


Ẩn mình trong một khu rừng ở Canada, cầu treo Capilano Suspension ở Bắc Vancouver, British Columbia là một trong những địa điểm hoàn hảo nhất cho những người thích tìm cảm giác mạnh. Cầu được xây vào năm 1889, dài 134m.


Cầu Chain nối khu vực Buda và Pest tạo nên thủ đô Budapest, Hungary. Tháng 3/2020, cầu được thắp sáng màu trắng để thể hiện sự biết ơn với các nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19.


Cầu Charles ở Prague, Cộng hòa Séc, đã có từ thế kỷ 15.


Cầu Cổng Vàng, biểu tượng của San Francisco (Mỹ) từ hàng thế kỷ. Màu đỏ của cây cầu ban đầu chỉ định để dùng để sơn lót, nhưng kiến trúc sư lại thấy màu đỏ dễ nhìn hơn là màu xanh và vàng, nên quyết định đó là màu sơn chính của cầu.


Được xây dựng từ năm 1866, cầu John A. Roebling Suspension là một trong những cây cầu cổ nhất ở Mỹ, nối liền Cincinnati (Ohio) với Covington, Kentucky.


Cầu Kapellbrücke (Chapel), là một trong những điểm thu hút du khách nổi tiếng ở Thụy Sĩ. Nó cũng là cây cầu gỗ lâu đời nhất ở châu Âu.


Dù liên tục bị cây cầu Brooklyn làm lu mờ nhưng cầu Manhattan vẫn xứng đáng để chiêm ngưỡng.


Cầu Vasco da Gama ở Bồ Đào Nha, được đặt tên theo nhà thám hiểm, khánh thành vào năm 1998. Cầu cao 175m, mất 18 tháng để xây dựng.


Cầu Thiên niên kỷ (Millennium) khánh thành năm 2000, bắc qua sông Thames. Vào ban ngày, cây cầu trông như một dải ruy băng bằng thép, nhưng khi trời tối, bất kỳ ai cũng có thể trông thấy nó giống như một lưỡi dao ánh sáng.


Cầu Pont Alexandre III ở Paris là một trong những cây cầu đẹp nhất thế giới. Nó được xây dựng từ năm 1896 đến năm 1900.


Cầu Ponte Vecchio ở Florence được xây dựng từ năm 1345.


Nhỏ nhưng rất ghi dấu ấn, cầu Rialto sẽ giúp bạn vượt qua một trong nhiều kênh đào của Venice (Italy) mà không phải đi thuyền. Nó là cây cầu cổ nhất trong 4 cây cầu bắc qua kênh đào Grand.


Mọi du khách ở khắp thế giới khi tới Australia nhất định phải leo lên cầu Cảng Sydney.


Cầu Tháp London (Anh) nổi tiếng thế giới trông giống như một tòa lâu đài nổi trên sông Thames.


Cầu Zakim Bunker Hill là một cây cầu dây văng ở Massachusetts, Mỹ. Đây là cây cầu dây văng rộng nhất thế giới gồm 10 làn xe của xa lộ liên bang 93 bắc qua sông Charles, Boston, Massachusetts.


Cây cầu kính bắc qua hai đỉnh núi ở công viên quốc gia Trương Gia Giới (Hồ Nam, Trung Quốc) có chiều dài 430 m và nằm ở độ cao 300 m so với mặt đất, thân cầu rộng 6 m và có một số đài quan sát bằng kính ở các đầu cầu. Mỗi tấm kính lát cầu dày khoảng 5 cm.


Cận cảnh cầu kính ở Trung Quốc.


Cầu Forth, một cây cầu đường sắt bắc qua cửa sông Forth của Scotland, là một Di sản Thế giới của UNESCO.


Theo Hoài An/Báo Tri thức & Cuộc sống

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn/golf-doanh-nhan/choang-ngop-nhung-cay-cau-dep-va-noi-tieng-nhat-the-gioi-90764.html?fbclid=IwAR33TwhRf9ePlHGJlv6a4NjFQeDU0ks4FL4LlHyDIb9gLVPJelP1oKqXbd0

Theo Hoài An/Báo Tri thức & Cuộc sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/choang-ngop-nhung-cay-cau-dep-va-noi-tieng-nhat-the-gioi/20210520022728858)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY