Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chọn ngũ cốc cho bé ăn dặm: Chuyện không đơn giản!

Còn gì tuyệt vời hơn khi mẹ được tự tay pha cho con một chén bột ăn dặm trong lần đầu tiên, nhất là khi cách chế biến lại không quá khó khăn và mất nhiều thời gian? Tuy nhiên, cũng chính vì đơn giản, nên rất nhiều mẹ đã lơ là mà không biết mình đã chế biến và bảo quản bột ngũ cốc sai cách

      Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng tại Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, ngũ cốc làm từ gạo là món ăn dặm phổ biến và truyền thống của hầu hết trẻ nhỏ, Tuy nhiên, nên chọn gì cho bé ăn và độ đặc loãng ra sao lại phù thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của bé. Hơn nữa, cách chế biến và cách bảo quản cũng rất quan trọng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng “thành phẩm”.

Tuy không quá khó khăn, nhưng chế biến thức ăn dặm cho bé từ ngũ cốc cũng không đơn giản đâu mẹ nhé!

1/ Tự làm bột cho con: gạo nào phù hợp nhất?

      Mẹ nên dùng loại gạo lứt để chế biến cho bé ăn vì nó rất giàu dinh dưỡng. Loại gạo hạt ngắn sẽ mau nở mềm hơn, nhưng lại dính chặt hơn khi xay nhuyễn. Hoặc đơn giản hơn, mẹ có thể trộn gạo lứt với một loại gạo nguyên hạt nào đó để có độ dẻo thích hợp.

      Kết hợp gạo lứt Thái (Brown jasmine rice) hay gạo Basmati với gạo tẻ nguyên hạt (plain brown rice) có thể tạo thành hỗn hợp gạo sau khi nấu chín rất phù hợp để xay nhuyễn. Nếu quan sát thấy bé không thích sự kết hợp này, hãy đổi loại gạo lứt tẻ khác cho đến khi tìm được loại bé thích.

      Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ chia sẻ, nếu lần đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên pha 2 cốc nước và 1/4 cốc bột. Đây là tỷ lệ vàng để có chén ngũ cốc phù hợp cho bé.

2/ Có cần nấu chín bột ngũ cốc cho bé?

      Với các loại ngũ cốc ăn liền, mẹ chỉ cần pha thêm nước nóng mà không cần phải nấu chín. Tuy nhiên, nếu tự chế biến thức ăn dặm cho bé từ ngũ cốc, mẹ cần phải nấu chín trước khi cho bé ăn. Nguyên nhân vì các loại ngũ cốc nguyên hạt trước khi xay thành bột thường chưa được làm chín, và nếu ăn sống thường sẽ gây khó tiêu hoặc đau bụng.

      Mẹo nhỏ dàng cho mẹ: Rang chín ngũ cốc trước khi xay sẽ không cần phải nấu chín, và bột ăn dặm của bé cũng sẽ thơm hơn.

3/ Có cần bảo quản ngũ cốc trong tủ lạnh?

      Nếu để trong ngăn đá tủ lạnh, bột ngũ cốc của bé có thể bảo quản đến 72 giờ. Chia bột ngũ cốc thành từng phần nhỏ, và mỗi lần sử dụng, chỉ rã đông một phần vừa đủ ăn. Các này sẽ phù hợp với những bà mẹ bận rộn. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý, thực phẩm sau khi rã đông thường sẽ thay đổi kết cấu và chất lượng.

4/ Bảo quản ngũ cốc xay nhuyễn

      Sau khi xay nhuyễn, mẹ nên bảo quản ngũ cốc trong các hộp kín khí, cất ở nơi khô thoáng hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh. Ngũ cốc nguyên hạt có thể cất được trong vài tháng trong môi trường mát mẻ. Cẩn thận hơn, mẹ nên thường xuyên kiểm tra tình trạng bột ngũ cốc để tránh có mùi khó chịu. Tốt nhất, mỗi lần mẹ chỉ nên mua một lượng bột ngũ cốc nhỏ, không nên trữ quá nhiều trong nhà.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bc4175292186534ef7588ae)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Con gái tôi hay bị táo bón 2 ngày đi một lần, phân chắc. Tôi nấu khoai lang, nấu chung với bột cho bé ăn hàng ngày.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Nếu trẻ bị tiêu chảy mà không uống được Oserol, mẹ có thể tìm cách bù nước cho con bằng những phương pháp sau.
  • Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY