Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chống dịch trong tư thế chủ động

Lãnh đạo Sở Y tế TP HCM cho biết sau khi gỡ bỏ quy định giãn cách xã hội cũng chính là lúc TP HCM bước vào giai đoạn 3 của dịch Covid-19

Giai đoạn 3 được dự báo sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi dịch bệnh đã có dấu hiệu lây lan trong cộng đồng ở một số tỉnh, thành. Các trường hợp nhiễm Covid-19 có thể sẽ xuất hiện bất kỳ lúc nào, không rõ nguồn lây, không rõ yếu tố dịch tễ.

Không được lơ là, chủ quan

Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, trong thời gian qua TP HCM đã thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch Covid-19, tình hình đang được kiểm soát tốt. Tuy vậy, để ứng phó hiệu quả diễn biến mới của dịch bệnh, Sở Y tế TP vừa yêu cầu hệ thống dịch bệnh 24 quận - huyện khẩn trương đánh giá lại những hoạt động vừa qua, khắc phục những tồn tại để bước vào giai đoạn chống dịch mới trong tư thế chủ động.

Sau thời gian giãn cách xã hội, nguy cơ lây lan dịch Covid-19 sẽ là những điểm nóng như các khu công nghiệp, trường học, nơi tập trung đông người và người Việt Nam từ nước ngoài về. Cũng theo BS Nguyễn Hữu Hưng, Sở Y tế TP HCM đã đặt hàng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM khẩn trương nghiên cứu tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, tại Việt Nam và TP HCM, tham mưu Sở Y tế TP kế hoạch ứng phó với dịch bệnh trong giai đoạn mới (dự báo những tình huống có thể xảy ra và giải pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả).

"Đồng thời, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM phối hợp cùng Bộ Tư lệnh TP xúc tiến nhanh việc khảo sát, tham mưu Sở Y tế những cơ sở có thể triển khai khu cách ly tập trung và bố trí nhân sự cho từng khu cách ly. Xem xét, đánh giá khả năng đáp ứng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, giải đáp, xử lý thắc mắc phản ánh của người dân. Phối hợp trung tâm y tế quận - huyện xây dựng các giải pháp kiểm tra, giám sát người cách ly tại nhà; các quy trình, phương án xử lý khi phát hiện ca bệnh, ca nghi ngờ trong cộng đồng. Góp ý bộ chỉ số đánh giá rủi ro lây nhiễm virus SARS-CoV-2 phù hợp đặc thù từng ngành, vừa bảo đảm yêu cầu chống dịch và duy trì hoạt động để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội..." - BS Nguyễn Hữu Hưng thông tin thêm.

Trong khi đó, BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế, lưu ý mùa mưa sắp tới, ngoài Covid-19, ngành y tế còn phải chủ động phòng chống dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng…, không để xảy ra dịch chồng dịch trên địa bàn TP.

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại khu lưu trú công nhân ở huyện Nhà Bè, TP HCM

Bài toán sống còn

Theo BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, ở giai đoạn 2, nhờ tập trung tất cả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả nên dịch Covid-19 tại TP HCM đã được kiểm soát tốt. Các trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện sớm, khoanh vùng ổ dịch nhanh chóng, triệt để. Công tác giám sát, xét nghiệm được triển khai kịp thời nên không để các ổ dịch bùng phát, lan rộng trong cộng đồng. Hoạt động cách ly người nhập cảnh cũng được triển khai nhanh chóng, không xảy ra lây lan trong khu cách ly. Công tác điều trị cũng có những kết quả khả quan, cho đến ngày 22-4 vẫn chưa có trường hợp Tu vong.

BS Nguyễn Trí Dũng cũng cho biết trong giai đoạn 3, bài toán sống còn là phát hiện sớm trường hợp nhiễm mới mắc, nhất là các trường hợp không có yếu tố dịch tễ. Từ đó tiến hành nhanh chóng các biện pháp chống dịch, bao vây dập dịch nhằm ngăn chặn chuỗi lây truyền trong cộng đồng. Thực hiện cách ly điều trị kịp thời các ca nhiễm, hạn chế số ca Tu vong. TP HCM đã lên phương án tiếp tục sẵn sàng cách ly y tế số lượng lớn người nhập cảnh, người tiếp xúc với ca bệnh, người có nguy cơ… Giai đoạn hiện nay là "thời gian vàng" để TP HCM củng cố hệ thống phòng chống dịch, chuẩn bị chiến lược, kế hoạch, giải pháp để chủ động ứng phó với dịch Covid-19 tại TP.

Hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM đã và đang triển khai nhiều giải pháp cho giai đoạn 3, như: Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng chống dịch; nâng cao năng lực các đội phản ứng nhanh; rà soát, củng cố lại các khu cách ly tập trung; nâng cao năng lực xét nghiệm Covid-19; thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trên những nhóm nguy cơ như hành khách tại sân bay, nhà ga, bến xe, công nhân tại khu lưu trú, trong khu công nghiệp… Tổ chức đánh giá mức độ rủi ro lây nhiễm, khuyến cáo và triển khai các giải pháp phòng ngừa ở những khu vực tập trung đông người, có nguy cơ như nhà máy, xí nghiệp, trường học, cơ sở bảo trợ xã hội. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động phòng chống dịch như: giám sát chuỗi lây nhiễm, quản lý, giám sát cách ly y tế, truy dấu tiếp xúc gần với người nhiễm.

"Thực tế hiện nay cho thấy một bộ phận người dân đã tỏ ra chủ quan, không thực hành đúng và đầy đủ các biện pháp phòng bệnh. Điều cần nhớ là nguy cơ lây lan dịch bệnh luôn chực chờ, nhất là khi gỡ bỏ quy định giãn cách xã hội. Vì thế, để chủ động khống chế dịch bệnh thì vai trò mỗi tổ chức và cá nhân trong cộng đồng là rất quan trọng. Cần tự giác thực hiện các biện pháp phòng bệnh để giảm rủi ro lây nhiễm cho bản thân, gia đình, đơn vị và cộng đồng" - BS Nguyễn Trí Dũng khuyến cáo.

Cách ly phòng riêng biệt

Sắp tới, TP HCM sẽ đón khoảng 11.000 người về nước. Khác với lần đón người từ nước ngoài về của 1 tháng trước, trong lần sắp tới đây, các cơ quan chức năng sẽ chuẩn bị nghiêm ngặt hơn trong công tác phòng chống dịch. Theo đó, người nhập cảnh vào TP HCM đều sẽ được thực hiện cách ly tập trung để theo dõi sức khỏe. Tuy nhiên, mỗi người sẽ được bố trí một phòng riêng biệt để hạn chế tối đa mọi nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra.

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Chia sẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/chong-dich-trong-tu-the-chu-dong-20200422200112527.htm)

Tin cùng nội dung

  • Kỹ thuật nội soi này vừa giúp phát hiện sớm ung thư tai mũi họng, vừa giúp bệnh nhân đỡ khó chịu so với phương pháp nội soi cũ.
  • Chúng tôi xin giới thiệu một phương pháp xoa bóp điều trị đau vai gáy do tư thế đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được mà kết quả lại rất tốt.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Tư thế ngồi sử dụng máy tính thường rất hay bị mọi người bỏ qua. Biết đâu đấy,bạn có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe nếu liên tục ngồi sai trong thời gian dài.
  • Ngồi không đúng tư thế không những gây ra một số bệnh mà còn khiến các chị em dễ bị xệ ngực, gây mất cân đối cho cơ thể.
  • Ung thư đại tràng điển hình biểu hiện bằng đi ngoài ra máu, đại tiện lỏng phân lẫn máu như máu cá nhưng cũng có khi đại tiện nhiều máu, đau bụng.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY