Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chủ động tẩy chay thực phẩm bẩn

(MangYTe) Để phòng chống thực phẩm bẩn, thành phố xây dựng thực phẩm sạch đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP thông qua các hoạt động kết nối với các tỉnh lân cận, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Ban Quản lý An toàn Thực phẩm (BQL ATTP) TP.HCM, cho biết.
Theo bà Lan, từ tháng 2/2018, BQL ATTP TP.HCM đã nhận được đề án truy xuất nguồn gốc thịt lợn từ Sở Công thương TP.HCM. Để phòng chống thực phẩm bẩn, thành phố xây dựng thực phẩm sạch đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP thông qua các hoạt động kết nối với các tỉnh lân cận. Thời gian qua, BQL ATTP TP.HCM đã tổ chức kiểm tra việc ghi chép nguồn gốc hàng hóa tại các chợ truyền thống trên địa bàn đều có thông tin cụ thể mua hàng ở đâu, phải đảm bảo ATVSTP. Dự kiến, năm 2019, Ban sẽ công bố thông tin các chợ đảm bảo ATTP để người tiêu dùng nhận biết và chọn lựa nơi bán thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, để phòng chống thực phẩm bẩn, thành phố xây dựng thực phẩm sạch đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP thông qua các hoạt động kết nối với các tỉnh lân cận và cấp hơn 300 giấy ATVSTP cho các đơn vị liên kết, đơn vị sản xuất. “Để đảm  bảo chất lượng ATTP trên địa bàn thành phố, ngoài việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thịt lợn, sắp tới thành phố áp dụng truy xuất đối với những mặt hàng khác như thịt gà, rau củ quả”, bà Lan cho biết. Với những biện pháp quyết liệt như thế này trong việc quản lý thực phẩm đang được tiêu thụ trên địa bàn Thành phố trong những tháng cuối năm 2018. Thành phố Hồ Chí Minh chủ động tẩy chay với thực phẩm bẩn bằng mọi hình thức.  Nhiều tỉnh kiểm tra chéo công tác đảm bảo ATTP Thực hiện theo Quyết định số 967/QĐ-ATTP ngày 23/10/2018 của Cục An toàn thực phẩm (ATTP), thời gian gần đây, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) nhiều tỉnh, thành đã tiến hành kiểm tra chéo công tác đảm bảo ATTP. Ngày 5/12/2018, Chi cục ATVSTP Điện Biên đã kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch đảm bảo ATTP năm 2018 tại Chi cục ATVSTP Bình Định.  Kết quả buổi kiểm tra cho thấy, Chi cục ATVSTP tỉnh Bình Định đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Sở Y tế, Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh về VSATTP trong công tác chỉ đạo và triển khai kế hoạch đảm bảo ATTP năm 2018. Kết thúc buổi làm việc, 2 đơn vị đã trao đổi, thảo luận, ghi nhận các ưu, khuyết điểm và những vấn đề còn vướng mắc, từ đó, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai tại đơn vị mình, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về ATTP tại địa phương. Chi cục ATVSTP tỉnh Hà Tĩnh đã làm việc với đoàn công tác Chi cục ATVSTP tỉnh Khánh Hòa về việc thực hiện kiểm tra chéo theo Quyết định số 967/QĐ-ATTP ngày 23-10-2018 của Cục ATTP. Đoàn Công tác Chi cục ATVSTP tỉnh Khánh Hòa tiến hành kiểm tra theo từng lĩnh vực chuyên môn. Hai đơn vị đã có những trao đổi, thảo luận, ghi nhận các ưu điểm đạt được và những khó khăn, vướng mắc của mỗi đơn vị, trao đổi những cách làm hiệu quả để áp dụng tùy vào tình hình thực tế của từng địa phương. Kết luận tại buổi kiểm tra, đoàn kiểm tra của Chi cục ATVSTP tỉnh Khánh Hòa đánh giá cao công tác triển khai các hoạt động đảm bảo ATTP trên địa bàn của tỉnh Hà Tĩnh trong năm 2018. Đặc biệt là triển khai mô hình điểm bếp ăn tập thể tại các trường mầm non. Kết thúc kiểm tra, Chi cục ATVSTP tỉnh Hà Tĩnh đạt 97,5/105 điểm, xếp loại xuất sắc. Chi cục ATVSTP tỉnh An Giang cũng đã làm việc với Chi cục ATVSTP tỉnh Hà Giang về việc thực hiện kiểm tra chéo công tác đảm bảo ATTP tại tỉnh Hà Giang. Tại buổi làm việc, đoàn nghe báo cáo kết quả thực hiện công tác ATTP của Chi cục ATVSTP tỉnh Hà Giang năm 2018 gồm: Công tác quản lý hành chính Chi cục ATVSTP; Công tác tham mưu, chỉ đạo và ban hành các văn bản triển khai công tác ATTP; công tác phối hợp liên ngành; triển khai Tháng hành động; công tác thông tin, giáo dục và truyền thông; giám sát ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; công tác kiểm nghiệm; công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, xử lý các vi phạm về ATTP; công tác xây dựng mô hình điểm, đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý sử dụng kinh phí… trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Đoàn Công tác của Chi cục ATVSTP tỉnh Hưng Yên cũng đã tiến hành kiểm tra chéo công tác đảm bảo ATTP tại tỉnh Đồng Nai. Tại buổi làm việc, đoàn kiểm tra đánh giá cao công tác tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành, triển khai tháng hành động, công tác chỉ đạo tuyến, công tác truyền thông… Hai đơn vị đã có những trao đổi, thảo luận, ghi nhận các ưu điểm đạt được và những khó khăn, vướng mắc của mỗi đơn vị, cũng như kiểm tra thực tế, chia sẻ những vấn đề, tình hình thực tế của từng địa phương. Kết quả, tỉnh Đồng Nam đạt 104,5 điểm - xếp loại xuất sắc.  TP. HCM: Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm dịp cuối năm Chỉ tính chín tháng đầu năm 2018, các cơ quan chức năng trên địa bàn TP. HCM đã phát hiện và xử lý 30.280 kg sản phẩm động vật không bảo đảm ATTP; 470 kg nguyên liệu phụ gia không nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc; 2.104 thùng và 17.001 sản phẩm, thực phẩm chức năng; 214.320 viên thành phẩm và bán thành phẩm thực phẩm chức năng; 15.241 kg và 64.391 hộp/chai sản phẩm thực phẩm không bảo đảm chất lượng, không nhãn mác, không rõ nguồn gốc... Để bảo đảm chất lượng nguồn cung ứng thực phẩm, nhất là vào dịp cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới, các cơ quan chức năng cần tăng cường, nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP, xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm. Có như vậy mới có tác dụng sàng lọc, giúp những cơ sở có chất lượng tồn tại và phát triển; đồng thời buộc những cơ sở sản xuất, kinh doanh thiếu ý thức, không bảo đảm điều kiện ATTP phải dừng hoạt động. Ðối với người tiêu dùng, nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm, cần thận trọng trong lựa chọn thực phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc, bảo đảm ATTP với phương châm vì sự an toàn cho chính bản thân và gia đình mình. Nói "không" với thực phẩm bẩn là cách mà người tiêu dùng góp phần loại bỏ những cơ sở làm ăn gian dối và tự bảo vệ sức khỏe của mình cùng gia đình. Chỉ còn gần 2 tháng nữa là kết thúc năm 2018, thời gian này là cao điểm của các đối tượng vận chuyển thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ từ các địa phương về để các cơ sở chế biến thực phẩm, sử dụng cho nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán. Các cơ quan và lực lượng chức năng cần kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển thực phẩm bẩn chế biến thực phẩm dùng cho dịp Tết Nguyên đán, bảo đảm cho nhân dân đón một cái Tết an toàn về sức khỏe.   

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/chu-dong-tay-chay-thuc-pham-ban-post24352.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY