Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chủ quan khi con táo bón kéo dài – cha mẹ hối hận không kịp

Chị A mẹ bé Thái B- Vĩnh Phúc tâm sự: “Mỗi lần đi vệ sinh giống như nỗi ám ảnh của 2 mẹ con. Bé thì khóc không chịu đi vì sợ đau. Nhìn thương lắm. Có lần bé đi vệ sinh xong chị chùi thì thấy có máu.” Lo lắng cho sức khỏe của con nên chị đã đưa con đi khám bệnh.

Vẻ mặt nặng trĩu, chị kể tiếp: ”Đợt vừa rồi vợ chồng tôi bận, không có nhiều thời gian chăm cháu, thấy cháu táo bón lâu ngày thì cứ nghĩ là bình thường. Vì vậy, tôi cho cháu ăn thêm rau và sữa chua nghĩ cháu sẽ chóng khỏi. Nhưng nào ngờ sau vài ngày bé nhà tôi liên tục bứt rứt, khó chịu, da nhợt đi, ăn vào nôn ra, lại còn sốt liên tục. Tôi đưa cháu đến viện thì bác sĩ kết luận cháu bị ngộ độc trường diễn do táo bón kéo dài. Cháu nhà tôi còn chưa bị quá nặng, tôi sợ quá, may mà đưa con đi khám kịp thời, sau này tôi không dám vì căn bệnh này nữa.”

Táo bón tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng nguy hiểm nếu chủ quan

Táo bón kéo dài là nguyên nhân gây bệnh trĩ

Táo bón kéo dài là nguyên nhân gây bệnh trĩ (ảnh minh hoạ)

Khi trẻ kéo dài, trực tràng chịu áp lực do phân khô cứng không thể được tống ra ngoài, các tĩnh mạch niêm mạc phình lên bất thường. Khi đó máu tích tụ và hình thành các khối u gây đau đớn. Mỗi lần đại tiện rất khổ sở, không chỉ ra máu mà còn lòi thịt ra cả hậu môn. Bệnh có thể xử lý bằng cách cắt trĩ nhưng đau đớn vô cùng và không dứt điểm.

Táo bón gây mệt mỏi, trẻ chậm phát triển

Táo bón gây mệt mỏi, trẻ chậm phát triển (ảnh minh hoạ)

Táo bón lâu ngày khiến ống tiêu hoá bị ứ trệ, trẻ khó tiêu, giảm hấp thu dinh dưỡng, trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi khó chịu. Đặc biệt càng nguy hiểm khi cơ thể hấp thu lại và không đào thải được chất độc ra ngoài do phân lưu giữ lâu không thải được ra ngoài.

Sa trực tràng do táo bón

Táo bón có thể gây sa trực tràng ở trẻ (ảnh minh hoạ)

Lực ma sát do lượng phân lớn và cứng khiến niêm mạc trực tràng bị kéo theo ra ngoài. Sa trực tràng xảy ra khi trực tràng trượt khỏi vị trí tự nhiên và nhô ra bên ngoài hậu môn. Trường hợp này xảy ra với các triệu chứng đau vùng bụng dưới, kèm theo chảy máu, trực tràng lồi ra ngoài qua hậu môn.

Nhiễm độc trường diễn do táo bón

Táo bón kéo dài có thể gây nhiễm độc trường diễn (ảnh minh hoạ)

Khi kéo dài, các chất độc như phenol, amoniac, indol,… trong phân được tạo ra do quá trình thức ăn được tiêu hóa và bị phân hủy bởi các vi khuẩn yếm khí, một khi bị tích tụ lâu trong ruột, các chất này được hấp thu vào máu rồi lan truyền khắp cơ thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc mạn tính. Người sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê, suy nhược và nhiều biến chứng khác nếu không được xử lý kịp thời.

Táo bón lâu có thể gây ung thư đại tràng

Táo bón nặng kéo dài có thể dẫn đến ung thư đại tràng (ảnh minh hoạ)

Phân ở trẻ thường có đậm độ độc tố và chất gây ung thư như deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso (NOCs) nhiều hơn so với phân của trẻ bình thường do tính chất khô và cứng. Hơn nữa, phân bị tồn đọng lâu trong trực tràng làm tăng thời gian tiếp xúc với niêm mạc của trực tràng nên dễ gây ung thư.

Táo bón - một vòng bệnh lý luẩn quẩn

Táo bón khiến trẻ đau rát, chảy máu khi đi vệ sinh, từ đó gây ra tâm lý trẻ sợ đi ngoài. Việc sợ đi ngoài lại càng khiến trẻ giữ phân lâu hơn trong bụng, điều này lại khiến phân tích tụ nhiều hơn, cứng hơn, làm nặng hơn. Hậu quả của quá trình này là một vòng xoắn bệnh lý khiến trẻ dai dẳng lâu ngày không khỏi. Đây là nguy cơ khiến trẻ mắc các bệnh lý khác và biến chứng nguy hiểm ập tới.

Ngoài ra đối với trẻ em, táo bón khiến cảm giác bụng đầy chướng, chán ăn. Lâu dần sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng mà khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì sẽ càng chán ăn. Vì vậy khi trẻ bị táo bón cần xử lý ngay.

Giải pháp toàn diện nào cho táo bón?

Nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế về khoa học thực phẩm & dinh dưỡng theo định hướng của ICH-GCP chứng minh hiệu quả của chất xơ từ rễ rau diếp xoăn đạt hiệu quả với những người bị mạn tính do làm mềm và tăng nhu động và tăng tần suất phân lên hơn 60 %.

Chất xơ hòa tan từ rễ cây diếp xoăn của Tập Đoàn Beneo - Bỉ được FDA khuyên dùng

Theo nghiên cứu tháng 11/ 2018 tại Brazil thử nghiệm lâm sàng song song ngẫu nhiên, mù đôi, kiểm soát giả dược. Đánh giá hiệu quả của FOS ở trẻ sơ sinh bị đã chỉ ra tỷ lệ điều trị thành công cao hơn - 83,3% trẻ sơ sinh nhóm FOS cho thấy công dụng vượt trội của FOS trong hỗ trợ đẩy lùi ở trẻ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng tiên tiến của bào tử lợi khuẩn được ứng dụng trong việc bào chế men vi sinh thế hệ mới (men vi sinh thế hệ 4.0). Bào tử lợi khuẩn có cấu trúc đặc biệt không bị dịch tiêu hóa phá hủy, vì vậy chúng có thể duy chuyển đến ruột và nhanh chóng nhân lên, giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, đồng thời trong quá trình chuyển hóa tạo ra các chất có giúp kích thích tiêu hóa và giúp thực phẩm dễ tiêu hóa hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chu-quan-khi-con-tao-bon-keo-dai-cha-me-hoi-han-khong-kip-n163765.html)

Chủ đề liên quan:

chủ quan táo bón táo bón kéo dài

Tin cùng nội dung

  • Táo bón dường như là nỗi niềm chung của dân văn phòng. Sở dĩ là vì bệnh có liên quan tới thói quen ăn uống và vận động.
  • Ăn bất cứ cái gì vào là khoảng vài tiếng sau em buồn đi, có lúc chỉ buồn tiểu thôi mà cũng kèm đại tiện luôn. BS của Mangyte cho em hỏi, em bị làm sao ạ?
  • Em bé 24 ngày tuổi đi ngoài 20 lần 1 ngày, phân màu vàng, hơi lỏng. Bm bé đi ngoài nhiều như vậy có nguy hiểm không, Mangyte ơi?
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY