Chỉ riêng trong 2 tuần qua, có 5 ca viêm phổi nghi ngờ cúm nhập BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương thì có 2 ca được xác định nhiễm cúm A(H1N1) và đang trong tình trạng thở máy.
Tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, số bệnh nhân cúm vẫn rải rác nhập viện từ đầu năm đến nay. Mới đây nhất có 3 trường hợp nhập viện viêm phổi nghi nhiễm cúm và đều đang thở máy. Trong đó có một trường hợp là nam giới 50 tuổi ở Phú Thọ đang phải thở máy. Bệnh nhân này có mẹ mới mất vì viêm phổi nặng tiến triển không rõ nguyên nhân. Sau khi mẹ mất, người đàn ông này cũng có biểu hiện sốt, sau đó viêm phổi và được chuyển lên BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Trước đó, một bệnh nhân Tu vong là người nước ngoài. Bệnh nhân này vào Việt Nam sau vài ngày thì bị sốt liên tiếp trong 5 ngày liền, vào bệnh viện khám đã trong tình trạng viêm phổi nặng. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới, trong tình trạng suy hô hấp rất nặng và đã không thể qua khỏi sau hơn 1 tháng điều trị. Trước đó, tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi bệnh nhân này cư trú cũng xảy ra dịch cúm làm ch*t người.
Một trường hợp khác, là nam giới 40 tuổi (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng viêm phổi nặng do cúm. Sau hơn 3 tuần điều trị, bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục và ra viện.
Một bệnh nhân viêm phổi, phải thở máy nghi ngờ nhiễm cúm đang được điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương), các chủng cúm mùa thông thường như cúm A(H1N1), cúm A (H3N2) diễn biến thường nhẹ, bệnh khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên có một tỉ lệ nhất định vi rút cúm tấn công gây viêm phổi trầm trọng, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Ngoài ra, vi rút cúm cũng có nguy cơ gây viêm cơ tim, nên ở các ca vi rút cúm tấn công phổi, tấn công cơ tim diễn biến bệnh nhân rất nặng.
Vì thế, khi có dấu hiệu cúm như sốt, đau nhức toàn thân, hắt hơi, chảy nước mũi... mọi người vẫn thường tự điều trị triệu chứng ở nhà, sau vài ba ngày là bệnh lui. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức bình thường thì bệnh nhân nên đến viện để được kiểm tra. Đặc biệt khi có sốt cao lên sau vài ngày sốt nhẹ, đau nhức người, kèm theo triệu chứng đau ngực, khó thở thì càng phải đến viện sớm.
BS Cấp cũng cho biết thêm, vi rút cúm vào cơ thể gây suy giảm miễn dịch dễ dẫn đến viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, tuy nhiên, một số trường hợp vi rút tấn công trực tiếp gây viêm phổi với tổn thương lan tỏa rộng, diễn biến nhanh.
Đây là căn bệnh dễ lây lan, nhất là trong những ngày thời tiết miền Bắc ẩm ướt như hiện nay, vi rút cúm có cơ hội tồn tại trong môi trường lâu hơn nên dễ lây truyền bệnh hơn. Do vi rút ở trong các giọt nhỏ nước bọt từ người bệnh bắn ra không khí, thời tiết ẩm, các giọt này lâu khô, vi rút tồn tại lâu hơn.
Pgs.ts. phan thu phương - phó gđ trung tâm hô hấp bạch mai - khi mắc bệnh cúm, người bệnh có tâm lý không quan tâm đến điều trị dứt điểm và bệnh sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn, tuy nhiên đây là một tâm lý sai lầm vì bệnh cúm nếu không được điều trị, cộng với tình trạng sức khỏe không tốt, sẽ dễ dẫn tới những biến chứng sức khỏe.
Những bệnh nhân cúm ở thể nặng đều phải thăm khám lâm sàng hoặc cận lâm sàng, cần được chụp x-quang để theo dõi giám sát vì diễn biến tổn thương của bệnh cúm diễn ra rất nhanh. nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn tới viêm phổi cấp tính do virus, là một dạng biến chứng rất nặng của cúm và thường diễn ra ở các dịch cúm, xảy ra ở tất cả mọi người.
Đáng lưu ý, có một số nhóm bệnh nhân khi mà nhiễm cúm thì diễn biến bệnh bất thường, không thể tự khỏi được, gây nguy hiểm, đó những nhóm bệnh nhân mắc những bệnh mãn tính như các bệnh về tim mạch, như suy tim, hoặc bệnh về phổi như tắc nghẽn mãn tính phổi, hoặc hen phế quản, giãn phế quản…, hay những bệnh nhân bị suy giảm hệ thống miễn dịch, nhóm đối tượng trên 65 tuổi và nhóm đối tượng trẻ em và phụ nữ mang thai.