Kinh tế xã hội hôm nay

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Hà Nội có 2 trường hợp ban đầu xét nghiệm âm tính nhưng chỉ trong vòng 7, 8 ngày sau phát bệnh

Phát biểu tại phiên họp giao ban của BCĐ phòng chống Covid-19, Chủ tịch Hà Nội cho biết trên địa bàn thành phố, đang có 2 trường hợp ban đầu xét nghiệm âm tính nhưng chỉ trong vòng 7, 8 ngày sau phát bệnh, xét nghiệm dương tính.

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, chỉ là một trong những yếu tố ban đầu trong công tác phòng ngừa dịch bệnh, nhưng không phải là tất cả. Vì trên địa bàn thành phố, "đang có 2 trường hợp ban đầu nhưng chỉ trong vòng 7, 8 ngày sau phát bệnh, xét nghiệm dương tính".

Ông Chung nhấn mạnh, tất cả trường hợp có tiếp xúc gần (F1) với ca bệnh, mà sau 1, 2 ngày đầu, thì chưa thể yên tâm hoàn toàn. Ông nhắc đến việc tại Trung Quốc đã phát hiện các trường hợp ủ bệnh đến 27 ngày, dài nhất là 39 ngày mới phát bệnh.

"Do đó, việc tổ chức xét nghiệm, cách ly 14 ngày và xác định, âm tính cho về, đó là kết quả bước đầu cho xác suất cao nhưng chưa phải là 100%. Chúng tôi đề nghị tất cả các cách ly khi đã cho về vẫn tiếp tục chăm sóc sức khỏe, giảm tiếp xúc với chính người thân trong gia đình, cộng đồng xã hội", ông Chung nói.

Điển hình, bệnh nhân thứ 59 - nữ tiếp viên hàng không trên chuyến bay VN0054 ngày 2/3, có kết quả dương tính sau lần xét nghiệm thứ 4, 3 lần trước đó đều cho kết quả âm tính. Đây là một "đặc biệt", khi mà thời điểm phát bệnh sau 8 ngày âm tính.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên họp giao ban BCĐ Covid-19.

Theo lãnh đạo Hà Nội, với năng lực hiện tại, TP đã có thể huy động đội ngũ y tá, bác sĩ ở các trung tâm xét nghiệm tại các bệnh viện của các thành phố, có thể lấy được từ 1.500 - 2.000 mẫu/ngày. Trong những ngày tới, năng lực xét nghiệm của TP có thể cao hơn từ 2.000 - 2.500 mẫu/ngày.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho rằng, "Thời điểm lấy mẫu âm tính có nghĩa là thời điểm đó chưa phát bệnh chứ không có nghĩa là không bị bệnh. Phải tiếp tục giám sát, cách ly chặt chẽ trong 14 ngày để khẳng định rằng bệnh nhân không phát bệnh trong 14 ngày đó".

Tại Trung Quốc, thậm chí có những bệnh nhân đã "khỏi bệnh" và xuất viện, nhưng sau đó lại Tu vong vì chính loại virus này.

Lãnh đạo Hà Nội cho biết, TP hiện có 3 nguy cơ lây nhiễm lớn.

Thứ nhất, nhóm người đi về từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, tuy đang giảm ca bệnh nhưng vẫn có nguy cơ cao. Đối với những trường hợp sau khi cách ly 14 ngày, xét nghiệm âm tính cho về, thì đó là kết quả ban đầu, cho tỷ lệ xác suất cao, nhưng chưa phải 100%. Đề nghị tất cả trường hợp này tiếp tục chăm sóc sức khỏe và hạn chế tiếp xúc với người khác. Nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở thì phải báo ngay cho 115 hoặc đường dây nóng của cơ sở xã, phường, thị trấn để thực hiện cách ly và xét nghiệm miễn phí.

Thứ hai, nhóm khách du lịch người nước ngoài, học sinh đi từ Châu Âu và các quốc gia có vùng dịch đến trước ngày 6/3, vẫn còn tiềm ẩn rủi ro xuất hiện ca lây nhiễm từ nhóm này.

Thứ ba, người nước ngoài, các du học sinh bắt đầu trở về (gần 1000 người). TP đang tổ chức khai báo y tế, tổ chức đo thân nhiệt. Những người này vẫn có thể phát bệnh trong những ngày tới, nên tổ chức cho đi cách ly tập trung.

Ảnh minh họa.

Trước tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Đức Chung đề nghị các đơn vị cần tiếp tục tuyên truyền người dân nâng cao nhận thức về dịch bệnh. Bởi đây là giai đoạn có mức độ cảnh báo nguy hiểm lây nhiễm cao.

Chính vì thế, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị các đơn vị cần tập trung mọi nguồn lực để phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, những người nước ngoài đến Việt Nam cần kiểm tra chặt chẽ thông qua việc giám sát các công dân đang cách ly tại nhà, khu tập trung, cơ sở y tế. Nếu những trường hợp này không tuân thủ theo quy định có thể xem xét để truy tố hình sự.

Tính đến tối 16/3, Việt Nam ghi nhận 61 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó 16 trường hợp đã được chữa khỏi và xuất viện. Trên địa bàn Hà Nội có 14 ca bệnh, hiện đang được điều trị tại các bệnh viện, cơ sở y tế.

Theo Báo dân sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/chu-tich-nguyen-duc-chung-ha-noi-co-2-truong-hop-ban-dau-xet-nghiem-am-tinh-nhung-chi-trong-vong-7-8-ngay-sau-phat-benh-20200317101219174.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY