Bạn nên biết hôm nay

Chữa di chứng Covid-19 bằng y học cổ truyền

Người mắc di chứng Covid có thể dùng các bài Thu*c đông y tùy theo thể trạng hoặc chỉ cần thả lỏng tâm trí, tập thở, xoa bóp bấm huyệt, bổ sung dinh dưỡng.

Theo nhiều nghiên cứu, sau khi khỏi, Covid-19 để lại sự mệt mỏi, cảm giác cơ không có lực, người yếu hơn trước, thở dốc, cảm giác hụt hơi, sức thở giảm, mất ngủ, lo âu, trầm cảm nhẹ, rụng tóc, rối loạn vị giác, khứu giác... Một người có thể bị một hoặc nhiều di chứng cùng lúc. Những di chứng này có thể dần cải thiện khi cơ thể tự chữa lành, song cần nhiều thời gian. Nếu chúng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần người bệnh, giảm chất lượng sống, khả năng làm việc của họ.

Để hỗ trợ, góp phần cải thiện và phục hồi sớm các di chứng, y học cổ truyền có hai phương pháp chính là dùng thu*c và không dùng thu*c.

Phương pháp dùng Thu*c: Tùy giai đoạn bệnh, triệu chứng, thầy Thu*c khám và chọn bài Thu*c riêng (có sự gia giảm về Thu*c và liều lượng phù hợp) trên từng người bệnh để nâng cao sức khỏe, bồi bổ khí huyết. Người bệnh cần đến thầy Thu*c khám để được chẩn đoán và bốc Thu*c đúng bài, không nên nghe truyền miệng tự mua Thu*c về dùng, dẫn đến "lợi bất cập hại".

Phương pháp không dùng Thu*c: Chủ yếu luyện tâm và luyện thể. Cụ thể:

Luyện thư giãn, luyện thiền nhằm ổn định tâm trí, xoa dịu căng thẳng, bảo vệ hoạt động của thần kinh trung ương, thả lỏng các cơ vân và cơ trơn. Người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà theo ba bước như sau:

Bước một: Ức chế ngũ quan (cách chọn nơi yên tĩnh, nằm che mắt).

Bước hai: Tự nhủ cho từng nhóm cơ mềm, giãn ra, từ trên mặt xuống dần đến ngón chân, một cách từ từ chắc chắn. Người bệnh có thể tự nhủ, lặp lại suy nghĩ "tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân nặng và ấm" để giúp cơ thể thư giãn.

Bước ba: Tập trung ý chí theo dõi hơi thở ra vào qua mũi 10 lần. Hơi thở cần thật êm, nhẹ, đều, hoặc tập trung vào đếm số cũng được, giúp việc tập trung ý nghĩ càng ngày càng mạnh lên. Người bệnh có thể đi vào giấc ngủ.

Luyện thể khá đa dạng, bao gồm ăn uống, tập thể dục, tập thở, xoa bóp bấm huyệt, xông hơi... Trong đó, vấn đề ăn uống rất quan trọng. Các món ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, sạch, dễ tiêu hóa, có nhiều vitamin và khoáng chất. Người bệnh nên ăn đa dạng các món ăn với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất). Uống đủ 2-3 lít nước lọc hoặc nước trái cây, nước canh, sữa tươi... mỗi ngày tùy theo cân nặng), chia làm nhiều lần trong ngày để cung cấp độ ẩm cho hệ hô hấp. Ăn uống phù hợp không những cải thiện sức khỏe mà còn làm tâm trạng vui vẻ hơn.

Cần ngủ đủ giấc, đều đặn. Ngủ trước 23h là tốt nhất, không nên thức khuya chơi game, đọc báo, chơi điện thoại.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tập thở tùy giai đoạn di chứng, bệnh lý nặng hay nhẹ. Động tác đơn giản, thường được sử dụng là thở 4 thời, có kê mông và giơ chân. Mỗi lần tập 10-20 hơi thở. Một ngày tập hai lần. Thực hiện trong tư thế người bệnh nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông cao khoảng 5-8 cm. Tay trái để trên bụng, tay phải để trên ngực; nhắm mắt, chú ý vào việc tập thở.

Thời một: hít vào tối đa, ngực nở bụng phình và căng trong 4 giây, hít ngực bụng nở.

Thời hai: giữ hơi, mở thanh quản bằng cách cố gắng hít thêm, lồng ngực vẫn giữ nguyên ở tình trạng nở tối đa, bụng vẫn phình căng cứng. Đồng thời giơ một chân dao động qua lại 4 cái, rồi hạ chân trong 4 giây, giữ hơi hít thêm.

Thời ba: Thở ra thoải mái tự nhiên, để lồng ngực và bụng tự nhiên hạ xuống trong 4 giây.

Thời bốn: Thư giãn chân tay mềm giãn trong 4 giây, chuẩn bị trở lại thời một.

Bác sĩ Vũ hướng dẫn động tác thở 4 thời có kê mông và giơ chân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Ngoài ra, người bệnh có thể tập xem xa và xem gần trên tư thế ngồi hoa sen. Hai bàn tay đan chéo vào nhau và đưa lật lên trên, đầu bật ra sau. Mắt nhìn lên bàn tay ở một điểm cố định của một ngón tay để thấy rõ từng nét. Sau đó, hít vào tối đa, giữ hơi và dao động tay, đầu thân qua lại 2-6 cái, mắt vẫn nhìn theo điểm cố định, thở ra triệt để. Đưa tay lại gần mặt khoảng 5 cm mà vẫn cố nhìn rõ điểm cố định. Thực hiện 3-5 hơi thở là phù hợp nhất.

Hoặc, bạn có thể tập cầm tạ. Hai chân đứng vững, nắm chặt hai quả tạ trong hai tay (nặng vừa sức, khoảng 1-1,5 kg mỗi quả). Đưa hai tay thẳng lên đằng trước và lên trên, dao động trước sau 2-6 cái. Sau đó hạ tay xuống đưa ra phía sau, càng xa càng tốt. Cùng lúc đó thở ra triệt để, cố ép bụng thật mạnh, giữ tư thế ép bụng triệt để 2-3 giây. Làm động tác như vậy 3-5 hơi thở.

Xông nước lá, tinh dầu tại nhà mỗi tuần một lần cũng có tác dụng sát trùng đường hô hấp, làm ra mồ hôi, nâng cao sức khỏe người bệnh hậu nhiễm Covid-19. Nồi nước xông có thể gồm lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, lá kinh giới, lá bạc hà, lá sả, lá hương nhu... mỗi thứ một nắm nhỏ, tổng cộng khoảng 200-300g. Bạn rửa sạch lá, cho vào nồi khoảng 2-3 lít nước, đun sôi. Riêng những lá có tinh dầu thì cho vào sau khi nước đã sôi, đậy kín vung, đun sôi lại khoảng 10-15 phút, bắc ra.

Khi xông chùm chăn kín cả người xông toàn thân và nồi xông, mở nồi nước xông từ từ cho hơi nóng và tinh dầu bốc lên. Xông 10-20 phút. Xông hơi xong, lau sạch mồ hôi, thay quần áo, tránh gió lạnh. Sau khi xông, ăn bát cháo hành nóng với tía tô (ăn nóng), thêm thịt hoặc lòng đỏ trứng sẽ tốt nhất.

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt cũng có tác dụng cải thiện di chứng hậu Covid-19. Tuy nhiên, bạn cần đến thăm khám để thầy Thu*c chẩn đoán, chỉ định vị trí phù hợp.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ
Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM Cơ sở 3

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/chua-di-chung-covid-19-bang-y-hoc-co-truyen-4421994.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với bệnh viêm gan virút nói riêng, viêm gan vàng da nói chung, Đông y có nhiều bài Thu*c chữa rất có hiệu quả.
  • Để điều trị bệnh, nhiều khi phải dùng kết hợp cả y học hiện đại và y học cổ truyền, nhưng có nên uống tân dược và đông dược cùng một lúc hay không, uống như thế nào để đạt hiệu quả cao?
  • Nhìn con gái xinh xắn, mạnh khỏe 3 tuần tuổi, hạnh phúc ngập tràn trong lòng ông bố Lê Trung (Phú Thọ). Anh từng tuyệt vọng khi chữa yếu tinh trùng.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY