Bạn nên biết hôm nay

Chữa dứt điểm táo bón cho trẻ – những khuyến cáo mới nhất

(MangYTe) - Các bậc phụ huynh thường chăm sóc trẻ mắc táo bón tại nhà. Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ không đáp ứng với việc thay đổi chế độ ăn hoặc thói quen sinh hoạt, việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ là cần thiết.
Theo khuyến cáo mới nhất, việc khắc phục táo bón ở trẻ em có thể bắt đầu bằng cách thải sạch phân tích trong trực tràng, và sử dụng sản phẩm chống táo bón.

Sự kiên nhẫn của cha mẹ

Việc khắc phục táo bón cho trẻ trước tiên đòi hỏi cha mẹ phải hết sức kiên nhẫn, vì táo bón không hết nhanh như các bệnh cảm sốt thông thường và các bé cũng ít chịu hợp tác tốt.

táo bón ở trẻ em có thể trở thành một “chu kỳ luẩn quẩn” nếu không được kiểm soát tốt. Vì táo bón rất hay tái phát nên nếu phụ huynh tự ý ngưng quá trình chữa trị, ngay khi thấy con đi tiêu bình thường, thì táo bón sẽ tái phát ngay một thời gian sau đó.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa nhi, bệnh viện Bạch mai:“Trong hầu hết các trường hợp, táo bón ở trẻ em kéo dài một thời gian và không nguy hiểm. Những bé bị táo bón kéo dài vài tuần lễ được gọi là táo bón mạn tính và việc kiểm soát có thể bao gồm làm sạch đại trực tràng, những thay đổi về ăn uống, chế độ sinh hoạt và sử dụng Thu*c”.

Nguyên nhân bé bị táo bón kéo dài – “chu kỳ luẩn quẩn”

PGS,TS Dũng cũng cảnh báo, nếu táo bón không được giải quyết nhanh chóng, một “chu kỳ luẩn quẩn” sẽ bắt đầu. Khi phân trở nên khô cứng và tích tụ to hơn, việc đi tiêu sẽ gây đau đớn. Để tránh đau, theo phạn xạ tự nhiên, các cháu thường nhịn đi tiêu để tránh đi vệ sinh. Bởi vì khối phân ở trong đại tràng không được thường xuyên thải ra ngoài, chúng tích tụ to hơn đến khi bé “chịu hết nổi” phải đi tiêu thì sẽ gặp khó khăn nhiều hơn, gây đau nhiều hơn. Kết quả là bé lại có ác cảm nặng nề hơn với chuyện đi tiêu, lại càng nín nhịn, và lại càng đau hơn trong lần đi tiêu kế tiếp. Đó là “chu kỳ luẩn quẩn” gây khó khăn rất lớn trong việc khắc phục táo bón chức năng cho trẻ em.

Chữa táo bón ở trẻ em – một số lưu ý khi điều trị

A, Thu*c trị táo bón

Theo PGS,TS Nguyễn Tiến Dũng thời gian điều trị kéo dài đòi hỏi sản phẩm hỗ trợ phải rất an toàn. Có thể sử dụng các sản phẩm như polyethylene glycol (PEG), sorbitol, nhuận tràng kích thích … Đặc biệt, Lactulose được dùng phổ biến nhờ tính hiệu quả và độ an toàn cao, có thể sử dụng ở trẻ sơ sinh. Lactulose giúp làm mềm phân, dễ đi tiêu và giúp duy trì các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ. Có thể dùng Lactulose liều cao để xổ phân (thay cho các biện pháp bơm hậu môn bằng glycerin hay thụt tháo) hoặc liều thấp hơn để hỗ trợ điều trị duy trì.

Việc khắc phục táo bón ở trẻ em đòi hỏi nhiều nỗ lực, sự kiên nhẫn và cần nhiều thời gian thì mới có thể thành công.

B, Liệu pháp làm sạch đại trực tràng – chìa khóa cho táo bón mãn tính

Theo PSG, TS Nguyễn Tiến Dũng để phá vỡ “chu kỳ táo bón”, ngoài việc sử dụng chất làm mềm phân (lactulose) thường xuyên, cha mẹ nên làm sạch đại trực tràng cho trẻ. Hiện có một phương pháp có thể được sử dụng để làm sạch ruột kết của trẻ, là kết hợp thực phẩm làm sạch ruột già vào chế độ ăn uống của trẻ, cùng với rèn luyện một thói quen đi tiêu thường xuyên. Đây là cách dễ dàng nhất để tăng cường sức khoẻ đường tiêu hóa của trẻ.

1. Chlorophyll - giúp cơ thể tổng hợp nhiều oxy và đào thải các chất hại trong đại trực tràng. Chlorophyll là phần diệp lục của nhiều loại thực phẩm xanh (như cỏ linh lăng, cỏ lúa mì, cỏ lúa mạch, tảo Spirulina và tảo xanh lam). Chất diệp lục là một chất duy nhất được tìm thấy ở thực vật. Đó là sắc tố làm cho cây cối màu xanh đặc trưng, và là một trong các chất lý tưởng để làm sạch ruột già.

2. Chất xơ - Một chế độ ăn nhiều chất xơ giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, loại bỏ chất độc hại.

3. Thực phẩm lên men – Sữa chua và các thực phẩm lên men khác có thể giúp các vi sinh vật có lợi cho cơ thể phát triển nhờ đó loại bỏ được các vi khuẩn có hại.

4. Nước - Uống nhiều nước giúp cho đường tiêu hóa được bôi trơn, làm giảm nguy cơ táo bón và tích tụ chất thải độc hại.

5. Tập luyện thói quen đi tiêu hàng ngày là điều quan trọng, vừa giúp bé có phản xạ đi tiêu, vừa giúp loại bỏ phân để không ứ quá lâu trong trực tràng.

Để tìm hiểu thêm về các phương pháp hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả cho trẻ, bạn đọc có thể tìm hiểu tại website https:tritaobon.com.vn

Mọi thắc mắc về tình trạng táo bón của trẻ, bạn đọc hãy gọi ngay lên tổng đài tư vấn sức khỏe 066 682 để được chuyên gia phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho con.

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/tu-van/chua-dut-diem-tao-bon-cho-tre-nhung-khuyen-cao-moi-nhat-20180517092125149.htm)
Từ khóa: táo bón

Chủ đề liên quan:

cho trẻ táo bón

Tin cùng nội dung

  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY