Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu từ tuổi 41-45, có khi tới 50, thời gian ngắn có thể từ 5-7 tháng, dài có thể 1 đến 2 năm hoặc lâu hơn (có trường hợp kéo dài tới 10 năm).
Trong thời kỳ này, buồng trứng bắt đầu suy giảm chức năng hoạt động và dần dần dẫn đến chấm dứt hẳn khả năng làm việc. Hậu quả là nội tiết tố nữ estrogen sẽ giảm sút đột ngột. Trước đó, một số nội tiết tố do não bộ tiết ra nhằm kích thích hoạt động của buồng trứng cũng có sự biến động. Sự biến động này gây ra một số triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh, trong có có triệu chứng nổi bật nhất là “bốc hỏa”.
là đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi, mặt đỏ bừng, trong người có cảm giác nóng bứt rứt, hồi hộp, hay quên, tay chân có cảm giác tê hoặc như có kiến bò ngoài da, kinh nguyệt bị rối loạn…Do buồng trứng giảm nội tiết tố và số lần rụng trứng giảm dần cho đến khi chấm dứt, các tuyến *m đ*o cũng giảm xuất tiết nên *m đ*o bị khô, gây đau mỗi khi giao hợp, có thể dẫn tới viêm *m đ*o. Đồng thời, do thiếu estrogen nên làm tăng sự hủy xương dẫn đến loãng xương, dễ gãy xương, cùng với các triệu chứng như mỏi mệt, đau nhức tay chân, đau cột sống.
Các triệu chứng trên xảy ra nặng hay nhẹ thường tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, tinh thần của người phụ nữ. Sự rối loạn này làm cho người phụ nữ dễ cáu gắt, nóng nảy, khó tập trung trong công việc. Người làm việc trí óc thường bị nặng hơn người lao động tay chân.
Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn như không đều, rút ngắn hoặc kéo dài, bị rong kinh, băng kinh… Tuy vậy, khả năng sinh sản vẫn còn, cho đến khi hết rụng trứng.
Theo Đông y, người phụ nữ đến tuổi 42-49 thì chức năng tạng phủ đều bị suy yếu, nhất là tạng thận. Thận suy cùng với khí huyết suy, làm mất cân bằng hai yếu tố âm dương trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các tạng phủ khác, gây ra hội chứng tiền mãn kinh. Ngoài ra, các yếu tố khác như tinh thần, thể chất, dinh dưỡng, sinh đẻ, hoàn cảnh sinh hoạt, lao động, điều kiện kinh tế của người phụ nữ cũng có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Do đó, việc điều trị cần phải kết hợp dùng Thu*c với nhiều phương pháp khác như giữ gìn đời sống tinh thần thanh thản, nhẹ nhàng, tránh các cảm xúc tiêu cực như giận dữ, buồn phiền, lo lắng thái quá..., xoa bóp bấm huyệt, tập luyện dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền, thể dục thể thao vừa sức, phù hợp với thể tạng của mình.
như thận tinh hư tổn do thận âm hư hoặc âm hư dương vượng, thận dương hư, can kinh uất nhiệt, tâm tỳ lưỡng hư, huyết ứ đàm trệ.
Kinh nguyệt thường đến trước kỳ, lượng ít, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, gò má đỏ, đau mỏi lưng đùi, lòng bàn tay bàn chân nóng, miệng khô, khát nước, đi cầu táo.
Bài Thu*c: Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm (Thục địa 12g, sinh địa 12g, sơn thù 10g, đơn bì, phục linh, trạch tả, hoàng bá, tri mẫu, địa cốt bì, đều 12g, sinh long cốt, sinh mẫu lệ, qui bản, đều 20g).
Bài Thu*c Nam: Sinh địa 16-20g, đậu đen 12g, cỏ mực 20g, hà thủ ô (chế ) 20g, ích mẫu 12g, hương phụ (chế ) 12g, rau má 12g (nếu tươi 40g ), rễ cỏ tranh 12g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Hà thủ ô có trong bài Thu*c ở nhiều thể. |
Kinh nguyệt rối loạn, chóng mặt, nhức đầu, ngục sườn đau tức, tay chân run, tê rần hoặc có cảm giác kiến bò, tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, giận dữ, người bứt rứt, khó ngủ.
Bài Thu*c: Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia giảm (Sinh địa 16g, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, phục linh, trạch tả, câu kỷ tử, đều 12g, cúc hoa 10g, bạch thược 20g, sài hồ tẩm giấm sao 12g, hạ khô thảo 12g, câu đằng 10g, táo nhân sao 10g ).
Bài Thu*c Nam: Sinh địa 16g, hà thủ ô (chế) 16g, đậu đen 12g, câu kỷ tử 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 12g, rau má 12g, mã đề 10g, rễ cỏ tranh 12g, lạc tiên 10g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Kinh nguyệt ra nhiều hoặc đến sớm, người lạnh, tay chân lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi, tiểu nhiều, nước tiểu trong.
Bài Thu*c: Thận khí hoàn gia giảm (thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, phục linh, trạch tả, đều 12g, phụ tử chế 4g, nhục quế 4g, táo nhân sao 20g, bá tử nhân 10g, trư linh 12g, a giao 6g, bột tam thất 1-2g ).
Bài Thu*c Nam: Thục địa 16g, hà thủ ô (chế) 12g, đậu đen sao 12g, rễ đinh lăng 12g, thổ phục linh 12g, quế chi 6g, phụ tử (chế) 4g, rễ cỏ tranh 10g, lạc tiên 12g, lá mơ 10g, thảo quyết minh 12g, hương phụ (chế) 12g, gừng khô 2g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Kinh nguyệt tới sớm, sắc mặt xanh vàng, gò má hồng, người mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, bứt rứt, chóng mặt, đau tức vùng hông sườn, miệng khô đắng, mất ngủ, tim hồi hộp, ra mồ hôi trộm.
Bài Thu*c: Đơn chi tiêu diêu tán (Đương quy sao, bạch thược tẩm rượu sao, bạch truật sao, phục linh, sài hồ, mỗi thứ 10-12g, mẫu đơn bì, chi tử sao, mỗi thứ 8-10g, cam thảo chích 4-6g, gừng lùi 2 lát, nước cốt bạc hà 6-8g ).
Bài Thu*c Nam: Hà thủ ô (chế) 12-16g, đậu đen 12g, rau má 12g, bồ công anh 12g, thổ phục linh 12g, thảo quyết minh 12g, nhân trần 10g, quả dành dành sao 10g, hương phụ (chế) 10g, ngải cứu 10g, lạc tiên 12g, rễ cỏ tranh 10g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, tinh thần sa sút, người uể oải, mệt mỏi, ăn uống kém, bụng đầy, đi cầu lỏng, nhiều khí hư, tim hồi hộp, thở ngắn, ngủ không yên giấc, sắc mặt vàng, tái nhợt.
Bài Thu*c: Quy tỳ thang (nhân sâm hoặc đảng sâm 12g, phục thần 12g, toan táo nhân sao 12-20g, viễn chí 4-6g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, long nhãn nhục 12g, đương quy 8-12g, mộc hương 4g, cam thảo chích 4g, gừng tươi 3 lát, đại táo 3 quả).
Bài Thu*c Nam: Rễ cây đinh lăng 16g, đảng sâm hoặc sâm bố chính 12g, rễ cây vú bò 16g, đậu ván 12g, lá mơ 10g, thảo quyết minh 12g, lạc tiên 12g, long nhãn nhục 10g, mộc hương 4g, trần bì 4g, cam thảo nam 8g, hà thủ ô 12g , gừng tươi 3 lát. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Xát dọc hai bên cột sống, từ vùng thắt lưng đến xương cùng. Ngồi thẳng lưng, áp 2 tauy hai bên cột sống, xát mạnh lên xuống 30-50 lần cho ấm lên là được. Ngày làm 2-3 lần.
- Bấm và day huyệt: thận du (ở hai bên xương sống, dưới đốt sống lưng thứ 14 đo ngang mỗi bên 1,5 thốn (1 thốn tức 1 tấc, có độ dài bằng đoạn nối 2 đầu của nếp gấp kẽ ngón tay giữa khi co lại, khoảng 1,5-2 cm tùy người)), phục lưu (ở trên mắt cá chân trong 2 thốn. Từ đường ngang mắt cá chân trong đo lên, huyệt ở trong khe của mắt trước gân gót chân và cơ gấp dài riêng ngón cái), tam âm giao (ở trên mắt cá chân trong 3 thốn, trên huyệt phục lưu 1 thốn), thái khê (điểm giữa của đường nối bờ sau mắt cá chân trong và mép trong gân gót, ngang với mỏm cao nhất của mắt cá chân trong).
- Bấm huyệt: thận du, mệnh môn (dưới đốt sống lưng 14, tức chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2), quan nguyên (dưới rốn 3 thốn, huyệt ở điểm tỷ lệ 3/5 trên và 2/5 dưới của đoạn nối từ rốn đến bờ trên xương mu)
- Bấm huyệt: hành gian (giáp khe ngón chân cái, nối giữa chỗ lõm có động mạch. Huyệt nằm trên đầu kẽ của ngón cái và ngón chân 2, ở phía mu chân), dương phụ (ở trên mắt cá chân ngoài 4 thốn, phía trước xương mác), thái xung (sau đốt 1 của chân cái và cách huyệt hành gian 2 thốn, tức sau kẽ giữa ngón cái và ngón 2 đo lên 2 thốn), dương lăng tuyền (dưới đầu gối 1 thốn. Huyệt ở chỗ lõm phía ngoài ống chân. Ngồi ngay, co gối, thòng chân thẳng xuống. Huyệt ở chỗ lõm phía trước chỗ nối xương mác và đầu trên xương mác).
- Bấm huyệt: tâm du (ở 2 bên xương sống, dưới đốt sống thứ 5 đo ngang ra mỗi bên 1,5 thốn, nằm trên đốc mạch), tỳ du (nằm 2 bên xương sống, dưới đốt sống lưng thứ 11 đo ngang ra mỗi bên 1,5 thốn), túc tam lý (ở dưới mắt gối ngoài 3 thốn, phía ngoài xương mác chừng một ngón tay), thần môn (huyệt ở chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ).
Chủ đề liên quan:
hội chứng hội chứng tiền mãn kinh khắc phục mệt mỏi khi mãn kinh mãn kinh tiền mãn kinh