7 ngày gần đây, bộ y tế ghi nhận trung bình hơn 9.000 ca nhiễm một ngày, giảm 16% so với trung bình 7 ngày trước đó. số t* vong liên tục giảm, hôm qua ghi nhận số t* vong thấp nhất so với 10 tháng trước. trong các văn bản gần đây, bộ y tế đánh giá covid-19 được kiểm soát trên toàn quốc.
"số nhiễm giảm nhưng chưa đáp ứng điều kiện để công bố hết dịch", phó giáo sư trần đắc phu, cố vấn cao cấp trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng việt nam, nói với vnexpress ngày 28/4. ông trích dẫn luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và quyết định 07/2020 về điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có quy định không ghi nhận ca nhiễm mới trong 28 ngày, tính từ thời gian ca nhiễm gần nhất được cách ly. trong khi đó, toàn quốc vẫn ghi nhận ca nhiễm mới mỗi ngày, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó chắc chắn không phát sinh ca bệnh nào trong tương lai.
Đây cũng là quan điểm của phó giáo sư Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y dược TP HCM. Theo ông, miễn dịch từ vaccine và mắc Covid-19 không bền vững, sẽ giảm dần theo thời gian. Cộng đồng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm do dịch bệnh sẽ không biến mất. Số mắc có thể tăng cao hơn trong thời gian tới, vì vậy chưa thể công bố đã hết dịch.
Bên cạnh đó, phó giáo sư Dũng cho rằng cần xem xét những ích lợi nào sẽ đạt được khi tuyên bố hết dịch. "Theo tôi, công bố hết dịch Covid-19 hiện nay không mang lại lợi ích", ông nói.
Bất lợi chủ yếu liên quan tới thu*c và vaccine, hai "vũ khí" chủ đạo để chống lại dịch bệnh. tại mỹ, các thu*c, vaccine dùng cho trẻ em và người lớn để điều trị covid-19 được phê duyệt trong tình trạng khẩn cấp theo giấy phép eua của cục quản lý thực phẩm và dược phẩm mỹ. giấy phép này sẽ hết hiệu lực khi chấm dứt tình trạng khẩn cấp, khiến thu*c và vaccine sẽ không được sử dụng, phải bổ sung hồ sơ để được cấp phép đầy đủ. hiện nay, chỉ vaccine pfizer được cấp phép đầy đủ.
Vì vậy, nhiều quốc gia tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp do Covid-19. Tương tự tại Việt Nam, khi còn công bố dịch, nhà nước và ngành y tế có thể linh hoạt đưa ra các biện pháp nhằm chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân.
Theo một chuyên gia không muốn nêu tên, Thu*c và vaccine được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh. Các sản phẩm này không bị rút số đăng ký nếu như Chính phủ tuyên bố đại dịch kết thúc. Doanh nghiệp phải nộp thêm hồ sơ bổ sung chứng minh tính an toàn và hiệu lực của Thu*c, vaccine, để xin được cấp phép đầy đủ.
Về vấn đề này, phó giáo sư Dũng cho rằng Việt Nam chưa từng tuyên bố Covid-19 là tình trạng khẩn cấp, song đã xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp A, giúp nhà chức trách cho phép sử dụng Thu*c chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, việc này không nên áp dụng khi tuyên bố chấm dứt đại dịch hoặc đưa Covid-19 ra khỏi nhóm A, vì có thể trở thành tiền lệ xấu, khiến cho vô số bệnh thuộc nhóm B hoặc nhóm khác áp dụng ngoại lệ này trong tương lai.
Ở góc độ chủ quan, phó giáo sư Dũng cho rằng tuyên bố chấm dứt đại dịch có thể khiến người dân lơ là phòng ngừa bệnh. Tỷ lệ lây nhiễm cao và T* vong thấp cũng gây tổn thất về kinh tế, tăng chi phí do Covid-19 và Covid kéo dài. Một bộ phận người cao tuổi, bệnh nền, chống chỉ định tiêm vaccine sẽ e ngại tiếp xúc xã hội hoặc sinh hoạt bình thường. Điều này cản trở sự phục hồi hoàn toàn các hoạt động xã hội, chất lượng sống và sức khỏe toàn diện của toàn thể người dân.
Phó giáo sư Dũng dẫn lại một bài viết trên Tạp chí Y khoa New England, cho biết "ngay cả tại Mỹ cũng chưa dám nói chấm dứt tình trạng khẩn cấp". Lúc này, ngoại trừ vaccine Pfizer, quốc gia này chưa có thêm một vũ khí nào chống Covid được cấp phép.
Thu*c molnupiravir điều trị covid-19 được sản xuất tại công ty boston việt nam, bình dương. ảnh: quỳnh trần
Chuyên gia cho rằng nên giữ nguyên tình trạng hiện tại và nới lỏng các biện pháp chống dịch để người dân có ý thức phòng bệnh và trở lại cuộc sống bình thường dần dần. Việt Nam có thể đảm bảo nguồn Thu*c, vaccine chống dịch và người dân vẫn hoạt động bình thường, mang lại lợi ích lớn nhất cho quốc gia.
Bộ Y tế không có bình luận về vấn đề này. Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn hôm 26/4 cho biết Chính phủ chịu trách nhiệm công bố chấm dứt Covid và từ chối cho biết thêm thông tin.
Các chuyên gia cho biết khó có thể dự đoán thời điểm công bố hết dịch. Ông Phu đề nghị cần quan sát thêm tình hình dịch trên thế giới cũng như nghiên cứu về biến chủng virus. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã đưa ra hai kịch bản Covid-19 sắp tới, cho thấy không nên chủ quan với dịch bệnh.
Hiện nay, số T* vong và nhiễm đã giảm nhiều, đặc biệt số nhiễm chủ yếu không triệu chứng và triệu chứng nhẹ, không chuyển nặng và T* vong. Tình huống này cho phép Việt Nam mở cửa và hoạt động cuộc sống bình thường, theo ông Phu.
Còn phó giáo sư Dũng cho rằng cần đợi đến khi Việt Nam hoàn thành tiêm chủng trẻ em để quyết định bước đi tiếp theo.
Ở góc độ khác, thầy Thu*c nhân dân, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn nhận định Bộ Y tế nên sớm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, đưa Covid-19 ra khỏi bệnh truyền nhiễm nhóm A, thay vì công bố hết dịch. Nguyên nhân là tỷ lệ bao phủ vaccine ở người trưởng thành cao, số nhiễm, T* vong giảm sâu, tập trung ở người cao tuổi có bệnh nền.
Khi không còn là dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các bệnh viện có thể điều trị Covid như bệnh thông thường. Các viện tư có thể tham gia điều trị Covid-19, được quyền thu phí khám chữa bệnh hoặc áp dụng được chế độ bảo hiểm xã hội. Những người có bệnh nền và mắc Covid-19 không còn bị cản trở khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không được phân công điều trị. Việt Nam vẫn có thể áp dụng một số biện pháp phòng dịch, ví dụ khẩu trang, tránh tụ tập quá đông trong một không gian kín.
Lúc này, 5K gồm khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế sẽ trở thành biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu, có thể áp dụng linh hoạt, phó giáo sư Phu nói thêm. Ví dụ chính quyền khuyến cáo, khuyến khích đeo khẩu trang thay vì bắt buộc, phạt người không tuân thủ như trước, trường hợp không đeo được có thể chỉ cần khử khuẩn. Người có triệu chứng nhiễm bệnh vẫn cần xét nghiệm để kịp thời chẩn đoán và được chăm sóc y tế...
Chủ đề liên quan:
Ca nhiễm chính sách Chính sách sức khỏe điều trị covid-19 phân tích Phòng chống COVID-19 tin nóng