Bạn nên biết hôm nay

Chữa viêm da dị ứng

Cô gái 23 tuổi, đến khoa Da liễu Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, khám do mặt bị phù, nhiều mụn nước kèm đau, ngứa.

Bác sĩ Thái Thanh Yến, Khoa Da liễu Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết bệnh nhân đang ở giai đoạn cấp tính viêm da dị ứng. Tìm hiểu dịch tễ cho thấy bệnh nhân bị kích ứng sau khi tiếp xúc với lông động vật, không điều trị khiến bệnh chuyển biến nặng. 

"Đây là bệnh lý lành tính, không lây nhưng rất hay tái phát, ảnh hưởng thẩm mỹ cho người bệnh", bác sĩ Yến nhấn mạnh. 

Nhiều người bị viêm da nhẹ, da khô, bong vảy, ngứa hoặc nổi sần, chủ yếu là nữ. 

Bác sĩ cho biết mùa hè nắng nóng là thời điểm xuất hiện nhiều bệnh về da. Mỗi người thường có những yếu tố gây kích ứng khác nhau. Các yếu tố thường gặp như hóa chất từ hương liệu, chất bảo quản trong mỹ phẩm, p-phenylenediamine trong chất nhuộm tóc, formaldehyde trong nhựa dán, carbamix và thiramix trong cao su. Những tác nhân khác như sản phẩm từ than đá, Thu*c bôi, hóa chất trừ sâu, kim loại đồng, thủy ngân, nickel, bạc, kẽm...

Tiếp xúc với lông chó, mèo hay sản phẩm làm từ da, lông thú, phấn hoa, nhựa của một vài loại cây cũng có thể khởi phát bệnh viêm da dị ứng. Quần áo làm từ sợi len, sợi thủy tinh, vải tổng hợp; bị côn trùng đốt hoặc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu, cũng được xem là dị nguyên (tác nhân gây dị ứng) với một số người.

Ở giai đoạn mới xuất hiện các triệu chứng, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà. 

Đầu tiên, rửa sạch da mặt để loại bỏ bụi bẩn tích tụ trong nang lông. Tiếp đó, sử dụng đá viên hoặc dùng bông thấm nước lạnh đắp trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng để giảm ngứa, viêm sưng, giảm nguy cơ tổn thương da lan rộng. Không nên đắp quá 20 phút một lần. Khoảng cách giữa các lần đắp không dưới một tiếng đồng hồ, tránh gây bỏng lạnh cho làn da. 

Có thể dùng nha đam rửa sạch, gọt vỏ rồi dùng thìa cạo lớp gel thoa lên da, sạch vùng da mặt. Để trong khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước mát. Cách khác là bôi trực tiếp mật ong lên mặt trong 20 phút rồi rửa sạch để chống viêm và giảm ngứa da mặt, làm lành vết thương.

Dùng bột yến mạch cũng có thể cải thiện đáng kể tình trạng khô da, giữ ẩm và tăng cường hàng rào bảo vệ da. Tinh chất saponin trong yến mạch có đặc tính kháng khuẩn, giúp bảo vệ da chống lại vi khuẩn. Cellulose có tác dụng giữ ẩm, phục hồi tế bào da hư tổn. 

Theo bác sĩ Yến, để kiểm soát tình trạng viêm da dị ứng, nên loại bỏ các chất gây kích ứng, không sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, nước hoa chứa nhiều hương liệu. Dưỡng ẩm da bằng kem dưỡng da phù hợp.

Hạn chế tiếp xúc với nắng, nhất là ánh nắng gắt mùa hè. Bổ sung rau, củ, quả chứa nhiều vitamin C, E, A, ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch... Uống đủ hai lít nước mỗi ngày. 

Không nên ăn thực phẩm lạ, món có thể gây dị ứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, rượu, bia, Thu*c lá, đồ ngọt.

Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời giúp giảm đỏ và ngứa tại vùng da viêm. Bệnh nhân nên gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị, đặc biệt khi triệu chứng nặng. 

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/chua-viem-da-di-ung-4103408.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn ăn 4 loại thực phẩm dưới đây hàng ngày sẽ giảm nếp nhăn nhanh chóng.
  • Vào mùa nắng, bảo vệ làn da là quan tâm hàng đầu của nhiều người. Hầu hết chúng ta đều chú ý chọn kem chống nắng, mũ nón, quần áo dày để bảo vệ da, tránh những tác hại của ánh nắng như sưng viêm, oxy hóa, tổn hại đến DNA và các loại bệnh khác liênquan đến làn da.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Viêm da dị ứng thường xảy ra trong mùa lạnh, bởi độ ẩm không khí thấp, da rất dễ bị hanh khô. Ngoài ra, việc sử dụng mỹ phẩm trang điểm, Thu*c nhuộm tóc không phù hợp hoặc tiệc tùng...
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY