Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng 6 cách đơn giản

Việc áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà không khó khăn mà rất đơn giản. Bạn nên tận dụng hiệu quả của cách này để có thể phát huy tác dụng.

hàng năm có hàng triệu người bị bệnh viêm đường tiết niệu. việc dùng Thu*c kháng sinh có tác dụng tốt nhưng rất dễ gặp tác dụng phụ. bạn hãy thử cách cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà qua những gì mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây. 

Viêm đường tiết niệu là gì?

Trước hết chúng ta nên tìm hiểu một vài điều cơ bản về căn bệnh này. Đây là bệnh nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến bất cứ hoạt động nào của đường tiết niệu. Bao gồm thận, niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo.

Vi khuẩn từ ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nhưng nấm và virus cũng có thể gây bệnh. Trong đó 2 loại vi khuẩn là Escherichia coli và Staphylococcus saprophyticus là nguyên nhân khiến 80% mắc bệnh.

Khi mắc bệnh này, bệnh nhân hay có triệu chứng:

    Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu

Mặc dù bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Do niệu đạo, ống dẫn nước tiểu của phụ nữ ngắn hơn. Điều này làm cho vi khuẩn dễ tấn công hơn. Trên thực tế thì có hơn 1 nửa số phụ nữ trên thế giới đã và sẽ có biểu hiện của căn bệnh này.

Hướng dẫn 6 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Việc áp dụng các biện pháp tại nhà thường được khuyến khích hơn dùng kháng sinh do giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ. đồng thời có thể dùng lâu dài để ngăn ngừa bệnh tái phát. bạn có thể áp dụng ngay các cách được hướng dẫn ngay sau đây:

1/ Uống nhiều nước

Tình trạng thiếu nước có thể làm cho bệnh viêm đường niệu đạo trở nên trầm trọng hơn. vì khi đi tiểu thì cơ thể có thể loại bỏ vi khuẩn trong đường tiết niệu. một nghiên cứu cho thấy số người hay đi tiểu nhiều có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn so với các nhóm khác.

Cùng theo  một nghiên cứu khác thì việc ít uống nước là nguyên nhân làm cho bệnh viêm đường niệu đạo tái phát.

Chính vì vậy bạn nên thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, nhất là khi bạn bị khát nước thì càng phải uống nhiều hơn.

2/ Tăng cường lượng vitamin C cho cơ thể

Một số nghiên cứu đã khẳng định dùng nhiều vitamin c có thể giảm viêm đường tiết niệu. vì vitamin c có thể tăng tính axit của nước tiểu khiến cho vi khuẩn bị tiêu diệt.

Người bệnh nên ăn nhiều trái cây và rau quả giàu vitamin C. Chẳng hạn như: ớt, bưởi, kiwi…

3/ Uống nước ép nam việt quất không đường

Đây là cách tự nhiên khá đơn giản để giảm tình trạng viêm đường tiết niệu. hoạt chất của quả này có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn bám trên đường tiết niệu. nhờ đó mà ngăn ngừa nhiễm trùng.

Theo một nghiên cứu thì người dùng 240ml nước nam việt quất mỗi ngày trong 6 tháng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là người không dùng. đồng thời loại nước này có khả năng điều trị viêm đường tiết niệu.

4/ Sử dụng men vi sinh

Hoạt chất Probiotic thường được hấp thụ qua thực phẩm trong các sản phẩm lên men, sữa chua.

Việc dùng nhóm thực phẩm này nhiều có thể cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh. Vi khuẩn này cũng có lợi trong việc phục hồi vi khuẩn đường ruột có lợi sau khi dùng Thu*c kháng sinh. Chình vì  vậy mà chúng ta cần thận trọng để giảm được tác dụng phụ.

5/ Áp dụng những thói quen lành mạnh

Có một số thói quen tốt có thể tác động tích cực đến bệnh viêm đường niêu đạo mà bạn nên áp dụng thường xuyên. đó là:

    Không được nhịn tiểu quá lâu có thể gây tích tụ vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng

6/ Bổ sung một số dưỡng chất từ tự nhiên

Một số dưỡng chất trong tự nhiên có thể làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh viêm niệu đạo. Chẳng hạn như:

    D -Mannose: là hoạt chất của quả nam việt quất có thể điều trị nhiễm trùng và ngăn ngừa viêm niệu đạo tái phát.

Những cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà mà chúng tôi vừa giới thiệu khá đơn giản. bạn hãy thử áp dụng để thấy được tác dụng. tuy nhiên hướng điều trị này chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ. vậy nên nếu dùng một thời gian mà không có chuyển biến thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và  áp dụng các biện pháp phù hợp hơn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-viem-duong-tiet-nieu-tai-nha)

Tin cùng nội dung

  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY