Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Chữa viêm họng bằng rau diếp cá : Vị Thuốc lành tính dễ tìm

Rau diếp cá chữa viêm họng vừa dễ tìm lại hiệu quả. Người bệnh sử dụng nước ép nguyên chất hay kết hợp cùng với nước vo gạo, cam thảo đất, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm họng.

ắt hẳn không phải ai cũng biết chữa viêm họng bằng rau diếp cá được dân gian truyền tai nhau, không chỉ có công dụng giảm nhanh các cơn đau họng, rát vùng cổ, ho có đờm mà còn là vị Thuốc giúp đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể. đây là vị Thuốc lành tính dễ tìm dễ thực hiện tại nhà.

Chữa viêm họng bằng rau diếp cá

Rau diếp cá không chỉ được biết đến là gia vị được dùng trong một số món ăn chính hoặc món ăn kèm mà còn được biết đến là một vị Thuốc lành tính, chữa các bệnh lý thông thường ở người. để điều trị bệnh viêm họng hiệu quả và an toàn, trước hết người bệnh cần lựa chọn những lá diếp cá tươi, không bị sâu đục, lá vàng, những lá còn giữ được các thành phần dinh dưỡng và cần rửa sạch bằng nước trước khi chế biến.

Dưới đây là 3 bài Thuốc cơ bản sử dụng rau diếp cá để chữa viêm họng, có thể áp dụng sử dụng cho trẻ em:

1. Chữa viêm họng bằng nước ép rau diếp cá

Chuẩn bị:

    1 nắm lá diếp cá (khoảng 15 – 20 lá)

Cách làm:

    Đem một nắm diếp cá rửa sạch bằng nước để loại bỏ đất cát, tạp chất, có thể rửa bằng nước muối pha loãng.

2. Dùng rau diếp cá và nước cam thảo chữa viêm họng

Chuẩn bị:

    20 gram rau diếp cá

Cách làm:

    Rửa sau diếp cá và cam thảo đất bằng nước sạch để loại bỏ tạp chất.

3. Dùng rau diếp cá và nước vo gạo chữa viêm họng

Chuẩn bị:

    1 nắm lá diếp cá (khoảng 15 – 20 lá)

Cách làm:

    Nhặt bỏ phần cành chỉ sử dụng phần lá, đem rửa sạch bằng nước để loại bụi bẩn, vi khuẩn rồi giã nát.

Lưu ý, điều trị viêm họng bằng rau diếp cá và nước vo gạo có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài liên tục,… nhưng, người bệnh có thể an tâm vì đây chỉ là triệu chứng thường gặp của bài Thuốc này, giúp đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể.

Tại sao dùng rau diếp cá chữa viêm họng?

Rau diếp cá hay còn gọi là rau giấp cá là một loại thuộc họ saururaceae, thường được trồng hoặc mọc hoang ở những vùng ẩm ướt tại một số địa phương thuộc nước ta. không quá khó khăn để tìm kiếm hoặc tìm mua một bó rau diếp cá tại các sạp rau ngoài chợ ngay có thể ngay trong vườn nhà bạn.

Trong y học cổ truyền, rau diếp cá có vị nồng đặc trưng, cay, chua, có mùi tanh, tính mát, hơi độc. ngoài công dụng chữa viêm họng, dân gian còn sử dụng loại lá cây này để chữa một số bệnh lý khác như: viêm tai giữa, trĩ, viêm phổi, táo bón, sỏi thận, sởi, mụn nhọt, điều hòa kinh nguyệt,…

Rau diếp cá giúp chữa lành các vết thương vùng họng rất hiệu quả, xoa dịu các vết thương, cải thiện tình trạng bệnh lý, bởi trong loại lá này có chứa một số thành phần hóa học có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. cây diếp cá chứa một lượng lớn tinh dầu như methylnonylketon, decanonylacetaldehyde, myrcen và một số ít alcaloid, quercitrin,… cùng với một số hợp chất khác.

Trong quá trình điều trị viêm họng bằng lá diếp cá, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy,… nhưng bệnh nhân có thể yên tâm bởi đây chỉ là tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng, có thể điều chỉnh liều lượng để giảm bớt trường hợp này.

Một số lời khuyên:

Rau diếp cá được biết đến là vị Thuốc lành tính, an toàn, có thể sử dụng cho mọi đối tượng. tuy nhiên, trong quá trình điều trị viêm họng bằng loại lá cây này, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây, để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe:

    Rửa sạch lá diếp cá bằng nước sạch để loại bỏ đất cát, tạp chất, vi khuẩn.

Không phải tình trạng sức khỏe nào cũng có thể áp dụng các bài Thuốc trên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ cải thiện bệnh, không phải phương pháp chỉ dứt điểm hoàn toàn. Các trường hợp ở mức độ trung bình hoặc nặng, vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp khác.

ThuocDanToc.vnkhông đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-viem-hong-bang-rau-diep-ca)

Tin cùng nội dung

  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY