Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuẩn bị thế nào trước khi phẫu thuật?

Các thống kê đều đã chỉ ra rằng, số lượng ca phẫu thuật tại các bệnh viện trên cả nước đều đang tăng theo từng năm. Đơn cử tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, mỗi năm có tới hơn 30.000 ca phẫu thuật. Để bước vào cuộc mổ với thể chất và tinh thần cao nhất, việc chuẩn bị trước khi phẫu thuật là cực kỳ quan trọng.

Pgs. ts nguyễn thị minh lý - khoa gây mê hồi sức, bệnh viện trung ương quân đội 108 cho biết, việc bệnh nhân có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật góp phần hạn chế tối đa những rủi ro. các biện pháp chuẩn bị có thể bắt đầu từ trước khi cuộc mổ diễn ra khoảng 1 tuần. người bệnh cần được chuẩn bị rất tốt về chế độ dinh dưỡng trước khi mổ. chế độ ăn nên giàu chất đạm, giàu dinh dưỡng và vitamin và các loại thức ăn phù hợp. ví dụ, bệnh nhân đái tháo đường cần chọn chế độ ăn nhằm giảm glucose trong máu. bên cạnh đó, bệnh nhân nên tập các liệu pháp hô hấp như hít sâu, thở chậm và ngủ sớm, ngủ đủ giấc.

Bs nguyễn thị minh lý cảnh báo, người bệnh nên dừng hút thu*c lá trước khi phẫu thuật càng lâu càng tốt, ít nhất là 3 tuần trước mổ. bởi người nghiện thu*c thường gặp các vấn đề về hô hấp trong hoặc sau khi phẫu thuật, tăng nguy cơ viêm phổi, xẹp phổi sau mổ. đồng thời, cần tránh uống rượu bia để không mắc nguy cơ chảy máu, giảm đáp ứng miễn dịch.

Tại thời điểm tới bệnh viện để chuẩn bị mổ, bs nguyễn văn kiên - bệnh viện trung ương quân đội 108 cho rằng, người bệnh nên đi cùng với người thân/ người giám hộ để hỗ trợ người bệnh khi cần (đảm bảo an toàn cũng như lý do pháp lý). bất kỳ thay đổi nào về tình trạng chung của cơ thể, người bệnh/ người nhà người bệnh cần phải báo ngay với bác sĩ hoặc điều dưỡng thăm khám khi vào viện.

“một số loại thu*c đặc biệt người bệnh đang sử dụng như thu*c chống đông, thu*c lợi tiểu, thu*c đái tháo đường, huyết áp, tim mạch… người bệnh phải báo với bác sĩ điều trị để có hướng dẫn cụ thể. một số thu*c có thể vẫn tiếp tục sử dụng, một số phải ngừng. nếu người bệnh sốt/ cảm lạnh, đến kỳ kinh nguyệt hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác trước phẫu thuật 1 ngày cần báo ngay cho bác sĩ điều trị” - bs kiên nhấn mạnh.

Người bệnh cũng cần cung cấp các thông tin chính xác nhất là tiền sử dị ứng, sốc phản vệ, hen suyễn hoặc tiền sử gây mê, phẫu thuật cũng như bệnh lý nền, các thu*c đang sử dụng.

Cũng theo bs kiên, tùy từng chuyên khoa và từng trường hợp người bệnh cụ thể mà bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê sẽ cho chỉ định người bệnh nhịn ăn, uống trước mổ vào thời điểm nào.

Nhịn ăn uống giúp phòng ngừa việc hít các vật thể lạ, chất nôn vào đường thở gây sặc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. vì vậy, việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ gây mê, bác sĩ phẫu thuật là rất quan trọng. nếu người bệnh mới ăn uống và phải phẫu thuật cấp cứu thì bác sĩ gây mê sẽ đánh giá nguy cơ hít các vật thể lạ khi gây mê.

Kể cả trong trường hợp bệnh nhân được gây tê vùng thì việc tuân thủ các hướng dẫn nhịn ăn uống cũng rất quan trọng vì người bệnh có thể sẽ phải cấp cứu hoặc chuyển gây mê toàn thân. Cần từ 6 - 8 giờ sau ăn để dạ dày ở trạng thái trống, an toàn cho việc gây mê, tránh nguy cơ thức ăn và dịch từ dạ dày có thể vào phổi nếu dạ dày vẫn còn thức ăn hoặc nhiều dịch. Do đó người bệnh cần kết thúc bữa ăn cuối trước khi lên phòng mổ khoảng 8 tiếng. Sữa, súp loãng cần kết thúc trước 6 giờ.

Người bệnh có thể được uống nước giàu Carbonhydrat nhiều lần trong đêm (nhỏ hơn 200ml) kết thúc 2 giờ trước khi được gây mê và phẫu thuật. Trẻ em cho bú sữa mẹ trước 4 giờ.

“Đặc biệt, một số vitamin và thảo dược như nhân sâm, tỏi, Ginkgo biloba..., có thể gây biến chứng chảy máu trong quá trình phẫu thuật. Người bệnh cần phải trao đổi với bác sĩ về các loại sản phẩm bổ sung đang sử dụng” - chuyên gia y tế cảnh báo.

Sau khi phẫu thuật thành công, người bệnh được đưa đến phòng hồi tỉnh để theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuật. tại đây, bác sĩ và điều dưỡng sẽ theo dõi cho đến khi người bệnh tỉnh lại (nếu có gây mê) hoặc 2 chân cử động được (nếu gây tê tủy sống). khi người bệnh ổn định, phục hồi hoàn toàn về ý thức, chức năng vận động, cảm giác, phản xạ… nhân viên khu hồi tỉnh sẽ liên hệ chuyển người bệnh về phòng bệnh.

BS Nguyễn Thị Minh Lý khuyến cáo, bệnh nhân hãy báo cho điều dưỡng hay bác sĩ nếu thấy có những triệu chứng đau nhiều, đi tiểu khó hoặc thấy đau khi tiểu, đau khi hít vào hoặc thở ra, đau ở vết mổ, buồn nôn ói mửa (do ảnh hưởng thông thường của Thu*c mê) hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/chuan-bi-the-nao-truoc-khi-phau-thuat-5673860.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY