Số phận của các lô vaccine này là chủ đề tranh cãi gay gắt giữa các quan chức Nhà Trắng và cơ quan y tế liên bang. Một số người cho rằng chính quyền nên chia sẻ chúng với các nước thực sự cần. Một số người khác không đồng tình với ý tưởng này.
Gonzalo Viña, phát ngôn viên của AstraZeneca, cho biết: "Chúng tôi biết có những nước đã liên hệ với Mỹ về việc viện trợ vaccine. Chúng tôi yêu cầu Mỹ xem xét kỹ lưỡng đề nghị này".
Một quan chức cho biết khoảng 30 triệu liều vaccine đang được đóng chai tại West Chester, Ohio. Đây là giai đoạn cuối trong khâu sản xuất. Người này nói thêm một công ty khác ký hợp đồng với AstraZeneca cũng sản xuất đủ hàng chục triệu liều vaccine cung cấp cho Baltimore, hiện vẫn lưu kho.
Dù đã được chấp thuận tại hơn 70 quốc gia, vaccine thử nghiệm ở mỹ vẫn chưa có kết quả. thử nghiệm này từng bị tạm dừng trong 7 tuần hồi mùa thu năm ngoái vì nghi ngờ vaccine gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng về thần kinh ở tình nguyện viên. hãng chậm trễ khi được yêu cầu đệ trình bằng chứng an toàn của sản phẩm. chính vì vậy, mỹ không thể phê duyệt vaccine, khiến lượng lớn lô hàng sản xuất tại kho bị bỏ không.
Dữ liệu của vaccine tại mỹ dự kiến công bố trong vài tuần tới. thử nghiệm giai đoạn ba có 32.000 người mỹ tham gia. hãng sẽ không báo cáo kết quả sơ bộ như những công ty khác đã làm trước đó mà chờ đợi phân tích có ý nghĩa thống kê. chuyên gia tin rằng vaccine hiệu quả hơn so với đối thủ johnson & johnson.
Cơ sở sản xuất vaccine Covid-19 của AstraZeneca tại Baltimore. Ảnh: Baltimore Sun
Giới chức liên bang nhấn mạnh không nên tích trữ vaccine quá lâu vì giống như các sản phẩm khác, nó có thời hạn sử dụng. vaccine có thể bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh trong 6 tháng.
Astrazeneca không nộp đơn lên cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (fda) xin phê duyệt khẩn cấp. hãng cũng yêu cầu chính quyền biden chia sẻ vaccine với châu âu, nơi chiến dịch tiêm chủng đang thất bại nặng nề. đã không cung cấp đủ vaccine cho eu như cam kết ban đầu. chính quyền mỹ đến nay vẫn từ chối đề nghị của hãng.
Một số quan chức liên bang thúc đẩy Nhà Trắng đưa ra quyết định trong vài tuần tới. Họ đã thảo luận về việc gửi vaccine cho Brazil, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19.
"Nếu viện trợ, chính phủ Mỹ cần đưa ra hướng dẫn thay thế số vaccine đó bằng loại khác", ông Viña nói.
Nhà Trắng chưa trả lời yêu cầu bình luận. Chính quyền Mỹ còn do dự chia sẻ vaccine bởi nguồn cung đến nước này chưa chắc chắn. Tổng thống Joe Biden từng hứa sẽ cung cấp đủ vaccine cho người trưởng thành vào cuối tháng 5. Trong khi đó, sản xuất vaccine nổi tiếng phức tạp, tinh vi. Các vấn đề như nấm mốc cũng có thể làm gián đoạn cả quá trình.
Việc mỹ đặt thêm ba loại vaccine đã được fda cấp phép khiến lô hàng của tồn kho. có thể, nước này sẽ chỉ dùng ít, hoặc không bao giờ sử dụng loại vaccine này, kể cả khi chúng đã được chấp thuận khẩn cấp.
"Nếu có dư, chúng tôi sẽ chia sẻ với phần còn lại của thế giới. Trước hết thì chúng tôi đảm bảo cho người Mỹ đầu tiên", ông Biden phát biểu hôm 10/3.
Liên minh Châu Âu trước đó cũng bị chỉ trích dữ dội vì "chủ nghĩa dân tộc vaccine". Căng thẳng gia tăng tuần trước khi Italy chặn một lô hàng nhỏ đến Australia, đẩy mạnh cuộc chiến tranh giành vaccine. Tuy nhiên, châu Âu đã xuất khẩu 34 triệu liều trong những tuần gần đây đến hàng chục quốc gia, ngay cả khi thành viên trong khối bị thiếu hụt vaccine.
Cảm giác thất vọng âm ỉ, một số quan chức EU đổ lỗi cho Mỹ. Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel, cho biết Mỹ và Anh đã "áp đặt lệnh cấm xuất khẩu vaccine và các thành phần vaccine được sản xuất trên lãnh thổ của họ".
Đáp trả vấn đề này, jen psaki, thư ký báo chí nhà trắng, giải thích các hãng có quyền tự do xuất khẩu, trong khi vẫn thực hiện điều khoản hợp đồng với chính phủ. song vì vaccine của được hoàn thành dưới ảnh hưởng của đạo luật sản xuất quốc phòng, ông biden phải phê duyệt các lô hàng ra nước ngoài.
AstraZeneca hiện phải vật lộn với mối lo ngại an toàn khác. Đan Mạch, Na Uy và Iceland đã đình chỉ sử dụng vaccine sau khi ghi nhận các trường hợp đông máu nghiêm trọng. Quan chức châu Âu và công ty cho biết chưa có bằng chứng vaccine gây ra tình trạng này.
Số vaccine đang được triển khai cũng gặp trục trặc. tình trạng thiếu nguồn cung làm gia tăng căng thẳng tại châu âu. đức và một số nước khác không muốn sử dụng sản phẩm vì lo ngại hiệu quả tổng thể thấp so với đối thủ pfizer. nam phi tháng trước ngừng tiêm vaccine do chúng không đủ hiệu quả trên biến thể lưu hành trong khu vực.