Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chủng ngừa bù cho trẻ nhỏ sau giãn cách

Việc bỏ lỡ chủng ngừa vaccine cho trẻ trong thời gian giãn cách cảnh báo nguy cơ về sự quay trở lại của một số bệnh truyền nhiễm.

Trẻ cần được tiêm chủng từ sớm để ngăn ngừa sự gián đoạn trong chủng ngừa. Điều này nhằm tiếp tục kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não do HIB, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu, tiêu chảy do virus rota, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella,...

Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, khiến hàng chục triệu trẻ em bỏ lỡ vaccine quan trọng ở giai đoạn đầu đời. Các chuyên gia y tế trên thế giới bày tỏ quan ngại, cảnh báo nguy cơ về sự quay trở lại của một số dịch bệnh vốn được kiểm soát bằng vaccine.

Trước thực trạng đó, vào cuối tháng 9 vừa qua, Tạp chí Economist phối hợp cùng GSK tổ chức buổi hội thảo khoa học trực tuyến với chủ đề: "Hậu quả của Covid-19: thiết lập lại chương trình tiêm chủng cho trẻ nhỏ". Tọa đàm được điều phối bởi Rohit Sahgal, Chuyên gia Y tế khu vực châu Á, tạp chí Economist cùng với các chuyên gia hàng đầu như: Tiến sĩ Jerome Kim, Tổng Giám đốc, Viện Vaccine Quốc tế; Tiến sĩ Raj Shankar Ghosh, Cố vấn cấp cao về Vaccine, Quỹ Bill và Melinda Gates; TS. BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Rohit Sahgal, Chuyên gia Y tế khu vực châu Á, tạp chí Economist tại Tọa đàm khoa học quốc tế "Hậu quả sau Covid-19: gánh nặng sẽ nhân đôi khi chủng ngừa ở trẻ nhỏ bị gián đoạn". Ảnh chụp màn hình

Các chuyên gia y tế thảo luận về tầm quan trọng của việc duy trì chương trình chủng ngừa cho trẻ nhỏ trên toàn cầu, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19.

Bên cạnh đó, theo nhận định của TS. BS Phạm Quang Thái - Phó trưởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, chúng ta cần xem xét việc áp dụng chủng ngừa cho phụ nữ mang thai với các vaccine có thành phần ho gà để giúp trẻ sơ sinh được truyền kháng thể phòng bệnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Lý do vì từ năm 2011 đến năm 2019, tần suất mắc bệnh ho gà tăng gấp 10 lần, từ 0,1 đến 1,06 trên 100.000 dân (báo cáo tổng kết Chương trình tiêm chủng mở rộng Việt Nam - 2019). Tiến sĩ Thái nhấn mạnh rằng phần lớn gánh nặng này xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, trước khi trẻ đủ tuổi để được chủng ngừa với các vaccine 5 trong 1 hay 6 trong 1 đầy đủ. Chiến lược chủng ngừa cho phụ nữ đang mang thai có thể là giải pháp giải quyết được vấn đề này.

Các chuyên gia quốc tế cũng ghi nhận thêm những thành tựu mà chương trình tiêm chủng của Việt Nam đạt được trong những năm gần đây, ngay cả khi so sánh với các quốc gia phát triển khác như Brazil hay Ấn Độ. Đây là nền tảng giúp các chương trình chủng ngừa thực hiện tốt hơn nữa trong tương lai.

Bài học rút ra từ các quốc gia khác sẽ giúp Việt Nam lên kế hoạch hành động từ sớm nhằm ngăn ngừa sự gián đoạn chương trình chủng ngừa ở trẻ nhỏ do đại dịch. Điều này giúp giảm bớt rủi ro, gánh nặng lên hệ thống y tế, xã hội trong tương lai. Ngay sau giãn cách, một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là bắt tay vào kế hoạch khôi phục hoạt động của chương trình tiêm chủng mà vẫn đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch, an toàn cho đội ngũ nhân viên y tế và cộng đồng. "Bên cạnh đó, chúng ta cần chuẩn bị nguồn lực, cân đối ngân sách để có thể tiếp tục đưa thêm vaccine được Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo vào chuơng trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia" TS.BS Phạm Quang Thái cho biết.

Các chuyên gia khuyên, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu nhiều hơn nữa về kế hoạch chủng ngừa cho con ngay từ sớm. Gia đình tham khảo tư vấn bác sĩ để trẻ không bị lỡ bất kỳ vaccine quan trọng như vaccine ngừa 6 bệnh trong 1, vaccine ngừa tiêu chảy do virus Rota, ngừa các bệnh nguy hiểm gây ra do vi khuẩn phế cầu: viêm màng não, viêm phổi.

TS. BS Phạm Quang Thái - Phó trưởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Ảnh chụp màn hình

Gsk hợp tác với the economist để nghiên cứu và đưa ra cái nhìn tổng thể về tác động của covid-19 đối với các chương trình và thực hành tiêm chủng trên một số quốc gia như argentina, brazil, mexico, ấn độ, việt nam. nghiên cứu này đánh giá một số phương diện như việc tiếp cận các dịch vụ tiêm chủng, các mô hình tiêm chủng hiện có, yếu tố ảnh hưởng, những gián đoạn chương trình tiêm chủng.

Mục tiêu của nghiên cứu là cung cấp bối cảnh xung quanh những tác động tiềm ẩn của việc gián đoạn, các chương trình tiêm chủng thông qua thực tiễn, kinh nghiệm từ các quốc gia bị ảnh hưởng do covid-19 năm trước.

GSK – một trong những công ty dược phẩm và chăm sóc sức khỏe dựa trên nghiên cứu, phát triển hàng đầu thế giới. Đơn vị thực hiện sứ mệnh giúp mọi người làm được nhiều việc, cảm thấy tốt và sống lâu hơn. Để biết thêm thông tin, truy cập website https://www.gsk.com.

Theo các số liệu từ Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có đến 23 triệu trẻ em bỏ lỡ các vaccine thiết yếu trong năm 2020. Đây là con số báo động, cần sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, hệ thống y tế và toàn xã hội, quan trọng hơn cả, nó nhắc nhớ chúng ta cần hành động ngay lập tức.

Nghiên cứu của the economist, tại argentina, brazil, mexico cho thấy, chỉ có 3/4 trẻ sơ sinh được tiêm các vaccine cơ bản trong năm 2020. tại ấn độ, các số liệu thống kê đến tháng 5/2020 cho thấy, chủng ngừa cho trẻ em ở đây đã giảm đến 60-70%. việt nam đã kiểm soát covid-19 khá tốt trong năm ngoái, do đó hơn 90% trẻ sơ sinh được chủng ngừa và bảo vệ bằng những vaccine cơ bản. tuy nhiên, từ tháng 4/2021, việt nam đối mặt với thách thức lớn hơn sau ảnh hưởng nặng nề từ biến chủng delta. nhiều tỉnh thành phải áp dụng giãn cách trong thời gian dài và chương trình chủng ngừa có thể một phần bị gián đoạn.

Lê Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/chung-ngua-bu-cho-tre-nho-sau-gian-cach-4374556.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY