Tảo hôn, hôn nhân cận huyết gây ra nhiều hệ lụy với đời sống của bà con dân tộc thiểu số. Khi trẻ chưa đủ tuổi trưởng thành, khó xây dựng được gia đình hạnh phúc bền vững. Mặt khác do thiếu hiểu biết về kiến thức, kỹ năng sống để nuôi con, nên khó làm tròn trách nhiệm làm cha, mẹ…
Hôn nhân cận huyết dẫn tới suy thoái chất lượng nòi giống, con cái của các cặp vợ chồng này thường mang nhiều bệnh tật bẩm sinh, nhất là các bệnh liên quan đến máu; trí tuệ trẻ thường kém phát triển, thể trạng thấp, còi, các bệnh tật bẩm sinh... Những hệ lụy này, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống hạnh phúc gia đình, chất lượng, năng suất lao động thấp... là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Ở hà giang, dân tộc thiểu số chiếm tới 87,2%, trong đó chủ yếu là dân tộc mông, tày, dao, kinh… và có 5 dân tộc thiểu số rất ít người (dưới 10.000 người) gồm pà thẻn, lô lô, bố y, cờ lao… tỷ lệ và kết hôn cận huyết thống những năm trước còn cao, tập trung tại các huyện đồng văn, mèo vạc, yên minh, quản bạ, quang bình, xín mần…
Ctv tuyên truyền tại cơ sở. ảnh bhg
Để giảm thiểu tình trạng này, đã triển khai được một số mô hình điểm trên địa bàn các huyện. các xã được chọn làm mô hình đều thành lập câu lạc bộ "phòng chống tệ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" tại các thôn, bản và thành lập câu lạc bộ tiền hôn nhân.
Năm 2018, triển khai các mô hình thí điểm và nhân rộng mô hình tại xã nà khương, huyện quang bình; phối hợp với vụ dân tộc thiểu số (uỷ ban dân tộc) tổ chức 03 hội nghị tập huấn nâng cao năng lực thực hiện đề án với gần 300 học viên ở các huyện quản bạ (xã bát đại sơn), đồng văn (xã sà phìn và xã tả lủng), mèo vạc (xã lũng pù). 100% các các hộ gia đình và học sinh thuộc đơn vị mô hình đều tham gia ký cam kết không vi phạm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. năm 2019, nhân rộng mô hình tại xã thanh vân, huyện quản bạ, xã lũng táo, huyện đồng văn; xã sủng trà, huyện mèo vạc.
Trên cơ sở hương ước, quy ước thôn, bản, ban chỉ đạo mô hình đã phối hợp với chính quyền xã hướng dẫn các thôn xây dựng bổ sung các quy định của luật hôn nhân và gia đình vào quy ước, hương ước các thôn cho phù hợp, đồng thời gắn trách nhiệm với cá nhân lãnh đạo và tổ chức đoàn thể, trường học với các hình thức xử phạt đối với các trường hợp cố tình vi phạm cưới và kết hôn cận huyết thống.
Ngoài ra, các thôn, bản ký thực hiện cam kết với xã không có người vi phạm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. vì vậy, số cặp tảo hôn và đã giảm", không còn tình trạng học sinh bị cha mẹ ép cưới tảo hôn, tại các mô hình đã triển khai. các trường hợp vi phạm đều bị cộng đồng xử phạt theo quy ước và quy định của pháp luật. kết quả, năm 2015 tỷ lệ tảo hôn toàn tỉnh là 7,23 %, cận huyết thống 0,63%, đến hết năm 2019 tỷ lệ tảo hôn là 6,16%, 0,04%.
Theo ban dân tộc – tôn giáo tỉnh hà giang, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến và hôn nhân cận huyết thống, tuy nhiên nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là yếu tố kinh tế, bởi các tục tập như: kết hôn sớm để có thêm lao động, hay người trong họ tộc lấy nhau thách cưới sẽ ít hơn, gia đình nghèo vẫn lấy được vợ; tục anh trai ch*t thì em trai phải lấy chị dâu để dòng họ không mất người mất của; tục cướp vợ... đều xuất phát từ kinh tế. bên cạnh đó, các lý do như trình độ dân trí thấp, điều kiện giao lưu với các dân tộc khác hạn chế, sự khác biệt ngôn ngữ, không thông thạo tiếng phổ thông... cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Ngoài ra, sự phát triển nhanh của các phương tiện thông tin đại chúng (Internet, phim ảnh, băng đĩa...), việc xem các phim ảnh đồi trụy dẫn đến quan hệ T*nh d*c trong độ tuổi vị thành niên và mang thai trước hôn nhân cũng là nguyên nhân dẫn đến tảo hôn.
Trong công tác ds- khhgð của tỉnh hà giang, tỉnh đã phát huy nội lực, nêu cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cộng tác viên dân số. đây được coi là "cánh tay" nối dài quan trọng của ngành ở thôn, bản… nhất là đội ngũ cán bộ, cộng tác viên ở cơ sở đã được phát huy tốt bám nắm địa bàn. đội ngũ này không chỉ sâu sát từng hộ gia đình, tuyên truyền lồng ghép trong các buổi họp thôn bản mà còn vận động các hộ kí cam kết không để xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Nói lý thuyết bà con không hiểu, cán bộ, cộng tác viên dân số đã đưa ra những hình ảnh hằng ngày như việc trồng ngô thu hoạch non sẽ không có năng suất giống như trẻ em gái lấy chồng, lấy vợ sớm sẽ không có sức khỏe tốt, con sinh ra không được như những đứa trẻ bình thường khác. hay trong xã có một vài đứa trẻ sinh ra từ cuộc không phát triển bình thường để mọi người nhìn nhận…
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền có tác động tích cực, từ đó đã có sự thay đổi trong nhận thức về tảo hôn, rõ rệt. anh vàng văn kim, thôn chí cà hạ, huyện yên minh (hà giang) cho biết, trước đây gia đình anh chỉ nghĩ đơn giản, con cái không học cao thì cho lấy vợ sớm để có con dâu giúp làm việc nhà, con gái gả chồng sớm để chọn được người chồng tốt. khi được tuyên truyền, anh đã hiểu những tác hại để con cái lấy chồng, lấy vợ khi chưa đủ tuổi nên chắc chắn sẽ để các con đủ tuổi mới được lấy chồng, lấy vợ.
Tại Trường Nội trú THCS-THPT huyện Yên Minh, mỗi lớp có một câu lạc bộ "Tiền hôn nhân" do giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc cán bộ lớp phụ trách. Nhiều chủ đề được câu lạc bộ sinh hoạt như: Thế nào là tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống; diễn đàn học sinh với vấn đề tảo hôn; thanh niên với sức khỏe sinh sản vị thành niên. Ngoài ra, trường cũng thường xuyên tổ chức hội thi về vấn đề này để học sinh có thêm trải nghiệm thực tế; đồng thời ký cam kết không vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình giữa 4 bên là "Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, học sinh và gia đình".
Để góp phần nâng cao chất lượng dân số, chi cục ds-khhgđ tỉnh cũng đã triển khai đồng thời nhiều đề án về dân số tại các địa phương như: đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh; đẩy mạnh mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện Tr*nh th*i, hàng hóa dịch vụ khhgđ/ skss đến năm 2030. xây dựng phong trào xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và phong trào xây dựng nông thôn mới.