Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chuyên gia cảnh báo: Hơn 800 người đã Ch?t do phòng ngừa Covid-19 theo tin đồn

Rất nhiều người đã quá lo lắng với đại dịch Covid-19 và đã mù quáng làm theo những thông tin thiếu kiểm chứng trên mạng xã hội, dẫn đến Tu vong.

Ch?t vì làm theo tin đồn thiếu căn cứ khoa học

Trong khi bệnh dịch Covid-19 đang lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới và giết Ch?t hàng trăm nghìn người, thì một "bệnh dịch" khác cũng đang âm thầm lan rộng: Đó là nhiều tin đồn được chia sẻ giữa mọi người đang giết Ch?t nhiều mạng sống của những người bị mắc lừa.

Một cuộc khảo sát do Tạp chí Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Hoa Kỳ công bố cho thấy, lời đồn rằng chỉ "uống rượu nồng độ cao có thể ngăn chặn được Covid-19" đã khiến hơn 800 ca Tu vong.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng căn bệnh Covid-19 đã gây ra "đại dịch về tin đồn nhảm", tức là nguồn tin tức bùng nổ quá mức bao gồm cả những tin xấu, tin sai sự thật. Những "thông điệp độc hại" này có thể được đính kèm với bất cứ thứ gì, và lần này là dịch Covid-19. Nó khuếch đại cuộc khủng hoảng này và gây ra những rủi ro an toàn nghiêm trọng.

Trong nghiên cứu này, một nhóm chuyên gia quốc tế gồm các chuyên gia nghiên cứu bệnh truyền nhiễm đã tìm kiếm các trang web tin tức và mạng xã hội khác nhau để theo dõi sự lan truyền thông tin sai lệch về loại virus này trên các nền tảng trực tuyến.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập 2.311 báo cáo về tin đồn, kỳ thị và thuyết âm mưu bằng 25 ngôn ngữ từ 87 quốc gia, tính từ ngày 31 tháng 12 năm 2019 đến ngày 5 tháng 4 năm 2020.

Các nhà nghiên cứu chia thành ba loại: Tin đồn, kỳ thị và thuyết âm mưu

Tin đồn là phổ biến nhất, hầu hết đều liên quan đến bệnh tật, lây truyền và Tu vong. Không có thông tin nào trong số này hữu ích và hầu hết chúng đều có hại. Trong một số trường hợp, nó đã gây ra những cái Ch?t và thương tích mà vốn dĩ có thể phòng tránh được.

Ví dụ, một tin đồn rất phổ biến ở các nơi khác nhau trên thế giới cho rằng uống rượu nồng độ cao có thể khử trùng và ngăn ngừa mắc Covid-19 hiệu quả. Do tin đồn này, dẫn tới có khoảng 800 người đã Ch?t, 5876 người phải nhập viện và 60 người bị mù hoàn toàn sau khi uống methanol để phòng ngừa Covid-19.

Iran là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tin đồn này nhưng đây không phải là trường hợp duy nhất, Thổ Nhĩ Kỳ cũng vì tin đồn thất thiệt khiến 30 người Ch?t vì nguyên nhân tương tự, 2 người đàn ông ở Qatar Ch?t vì uống nước rửa tay…

Hơn một chục người ở Ấn Độ đã bị ốm sau khi uống rượu làm từ hạt Datura độc hại. 5 trong số đó là trẻ em. Họ nói rằng có tin tức trên mạng xã hội nói với họ rằng loại công thức bí mật này có thể tăng cường khả năng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2.

Tất nhiên, không phải tin đồn nào cũng gây được sự chú ý. Các tin đồn khác lan truyền nhanh chóng ở quy mô nhỏ. Mọi người tin rằng những phương pháp này có thể giết, chữa bệnh hoặc ngăn ngừa virus, chẳng hạn như uống Thu*c tẩy, uống nước tiểu bò và phân bò, uống dung dịch bạc, phun chất khử trùng clo lên khắp cơ thể, v.v.

Trong vòng xoáy của những thông tin sai lệch, một số phương pháp tưởng chừng như vô hại lại trở nên nguy hiểm trong tay kẻ xấu.

Ví dụ, một nhà thờ ở Hàn Quốc phun nước muối để khử trùng miệng mỗi tín đồ, nhưng không may, vòi phun này nhiều lần được đưa vào miệng của những người khác nhau, khiến bình phun nước muối đó đã bị ô nhiễm và kết quả là có tới hơn 100 người bị nhiễm bệnh.

Không chỉ là điều trị sai mà còn có nhiều lời đồn đại về nguồn gốc của loại virus SARS-CoV-2 và con đường lây nhiễm. Ví dụ, một số người nói rằng virus này là một biến thể của vi rút dại; điện thoại di động 5G sẽ lây lan virus; virus là vũ khí sinh học; virus là phương tiện để quảng bá vắc xin; và virus là phương tiện kiểm soát dân số ở một số quốc gia, v.v.

    Tăng nội lực cơ thể: Bài tập hồi sinh sức sống cho người yếu ớt, ốm dậy, trung cao tuổi

Các nhà nghiên cứu không thể biết thông tin đã ảnh hưởng đến bao nhiêu người, nhưng chúng có thể được lan truyền tự do trên nhiều trang web và phương tiện truyền thông xã hội. Đây là một vấn đề cần phải tích cực giải quyết.

Tác giả nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu thông tin sai lệch được kích hoạt bởi tin đồn, kỳ thị và thuyết âm mưu được ưu tiên hơn các hướng dẫn dựa trên bằng chứng khoa học, nó có thể gây ra những tác động bất lợi nghiêm trọng đến cá nhân và cộng đồng.

Trong khi chiến đấu với dịch bệnh, các tổ chức y tế nên theo dõi thông tin sai lệch liên quan đến virus này đồng thời để cộng đồng và chính quyền địa phương cảnh báo và ngăn chặn những thông tin sai lệch phát tán trong cộng đồng.

*Theo Health/Sohu

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/chuyen-gia-canh-bao-hon-800-nguoi-da-chet-do-phong-ngua-covid-19-theo-tin-don-20200817110148872.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY