Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Thêm nhiều ca Tu vong do bệnh tay chân miệng

Trước diễn biến phức tạp của bệnh chân tay miệng, các địa phương đã và đang tăng cường các biện pháp phòng, chống nhằm ngăn chặn bệnh lây lan rộng.
Liên tiếp trong những ngày đầu tháng 9/2011, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có thêm 2 ca Tu vong do bệnh tay chân miệng, nâng tổng số ca Tu vong do bệnh này lên 6 ca. Theo BS Nguyễn Minh Tùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu, đến nay toàn tỉnh có trên 500 ca mắc bệnh tay chân miệng, đã có 5/7 huyện, thành phố có ca Tu vong, trong đó huyện Hồng Dân có 2 trường hợp. Đây là địa phương có bệnh xuất hiện trễ nhưng do chưa làm tốt công tác phòng và điều trị nên số ca mắc và Tu vong tăng nhanh. BS Tùng đánh giá: tình hình dịch bệnh tay chân miệng ở Bạc Liêu đang diễn biến phức tạp, gần đây phát hiện thêm nhiều ổ dịch mới và trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tăng nhanh. Hiện được coi đang bước vào cao điểm của dịch bệnh này nên cần tập trung các biện pháp phòng bệnh triệt để. Tỉnh đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp chủ động phòng bệnh lây lan ra diện rộng, nhất là tại các trường mầm non trên địa bàn toàn tỉnh.

Cùng với bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết (SXH) cũng đang tăng nhanh ở Bạc Liêu. Hiện toàn tỉnh có trên 1.000 ca mắc bệnh, 2 ca Tu vong.

Theo Trung tâm y tế dự phòng, ngoài rơi vào cao điểm bùng phát bệnh tay chân miệng, năm cao điểm của chu kỳ dịch bệnh SXH, thì nguyên nhân dịch bệnh tăng nhanh trong thời gian qua là do công tác tuyên truyền phòng bệnh cho dân chưa tốt. Không những người dân chưa nắm rõ bệnh, phân biệt giữa bệnh tay chân miệng và bệnh SXH, mà một số địa phương cũng chưa thật sự quan tâm đến công tác này.

Ông Khương Thành Vinh, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y (Sở Y tế Nam Định) cho biết, trên địa bàn tỉnh này đã có 32 xã, thị trấn thuộc 8/10 huyện, thành phố đã xuất hiện bệnh tay chân miệng với 85 trường hợp mắc bệnh được ghi nhận.

Để ngăn mầm bệnh lan rộng, ngành y tế kêu gọi các địa phương làm tốt công tác vệ sinh, khử khuẩn ở từng hộ gia đình. Sở Y tế Nam Định cũng dành 200 triệu đồng từ kinh phí của ngành để tổ chức phòng bệnh, mua thêm 2.000 khẩu trang, 1.000 găng tay và trang phục phòng hộ, 200 bộ xét nghiệm lấy mấu chẩn đoán, 100 lít dung dịch súc họng... Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cũng sẵn sàng 1 tấn Chloramin B chuyển xuống các địa phương khi bệnh lan; 2 xe ô tô phục vụ việc lấy mẫu, xử lý ổ bệnh; 10 máy phun đa năng. Trung tâm cũng tiếp tục hoàn thiện La bô xét nghiệm tiến tới tự xét nghiệm mẫu bệnh phẩm nhằm thông báo sớm kết quả giúp các địa phương, bệnh viện chủ động hơn trong việc khám, điều trị. Bệnh viện đa khoa tỉnh bố trí khu cách ly với tổng số 30 giường bệnh tại tầng 2 khoa truyền nhiễm. Bệnh viện Nhi tỉnh sẵn sàng cử các cán bộ, y bác sỹ sang hỗ trợ, phối hợp điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền về các hoạt động phòng chống bệnh tay chân miệng trong cộng đồng, tập huấn công tác nhận biết, sàng lọc, báo cáo dịch cho đội ngũ chuyên môn, ngành y tế phối hợp với ngành giáo dục triển khai tuyên truyền mạnh trong các trường mầm non, cấp hoá chất phòng dịch cho một số trường đã xuất hiện các ca bệnh ...

Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương, chiều 8-9, tỉnh này đã có 388 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng ở 121 xã, thị trấn thuộc tất cả 12 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, thành phố Hải Dương và 2 huyện (Tứ Kỳ và Kim Thành) có nhiều người mắc nhất. Các ca bệnh xuất hiện rải rác, chưa có trường hợp nào biến chứng nặng.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh chân tay miệng, đặc biệt năm học mới đã bắt đầu, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương đã khuyến cáo người dân cần tích cực vệ sinh phòng bệnh cho trẻ, kịp thời phát hiện và đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám và điều trị. Các trường học, đặc biệt là trường mầm non, tiểu học và các cơ sở trông giữ trẻ tư nhân cần vệ sinh sạch sẽ môi trường, đồ chơi của trẻ, bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm. Toàn bộ 8/8 huyện, thị xã của Bắc Kạn đã có 62 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Tất cả các ca bệnh đều được phát hiện sớm, điều trị kịp thời nên không có biến chứng nặng. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát và lây lan dịch trên diện rộng là rất lớn, nếu không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh quyết liệt và triệt để.
UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các ngành chức năng, như Y tế, Giáo dục-Đào tạo, UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng đơn vị; tăng cường các hoạt động giám sát nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ca bệnh tay chân miệng tại cộng đồng; tập huấn chuyên môn cho cán bộ ngành y tế về phòng, chống bệnh tay chân miệng, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh theo phác đồ của Bộ Y tế, quy trình lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm; tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường trong các trường tiểu học, mầm non…; tăng cường tuyên truyền cách phòng chống bệnh tay chân miệng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các áp phích, tờ rơi, băng zôn… Theo ông Nông Quốc Chí, Giám đốc Sở Y tế Bắc Kạn, tại các bệnh viện, các đội cơ động phòng, chống dịch triển khai triệt để các biện pháp để xử lý ổ dịch; Sở Y tế đã bố trí người trực 24/24 giờ tại các Trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng các huyện, thị xã…

Theo Tiền Phong/ TTXVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-them-nhieu-ca-tu-vong-do-benh-tay-chan-mieng-9982.html)

Tin cùng nội dung

  • Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian.
  • Theo cháu biết, viêm tụy cấp rất dễ nhầm lẫn với đau dạ dày, có nhiều biến chứng. Bệnh này có điều trị tận gốc được không?
  • Phần lớn viêm tụy cấp là thể phù (85-90%), điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa, bệnh sẽ thoái triển sau 5-7 ngày.
  • Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và Tu vong cao cho trẻ em ở các nước nghèo, các nước đang phát triển.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY