Bé chào đời hôm nay

Chuyên gia Đông y giải đáp thắc mắc: Bà đẻ nên ăn gì?

Theo lương y Lê Xuân Hải, bà đẻ cần kiêng cữ rất nhiều thứ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy bà đẻ nên ăn gì?
chuyen gia dong y giai dap thac mac: ba de nen an gi? - 1

Tác giả bài viết: Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội

chuyen gia dong y giai dap thac mac: ba de nen an gi? - 2

Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội

Sau sinh các chị em cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để bà mẹ vẫn có đủ dưỡng chất trong sữa cho con bú mà vẫn nhanh chóng lấy lại vóc dáng.

Theo quan điểm đông y bà đẻ thường khí huyết hư trệ thể trạng yếu nên kiêng ăn đồ lạnh đồ khó tiêu như thịt trâu, ốc hến trai trai, trùng trục, rau cải xanh, rau cần.

Các thực phẩm bà đẻ nên ăn như thịt nạc, thịt chim cút, trứng chim cút, trứng gà, thịt bò kho kỹ với gừng, tim lợn hầm, tôm bể, cá chép, cá quả, rau ngót cải cúc…

1. Thịt nạc rang nghệ

Thịt nạc rang cùng nghệ là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của phụ nữ sau sinh. Đây là món ăn quen thuộc từ xa xưa và nhiều chị em dù thích hay không vẫn phải ăn.

Nghệ có nhiều công dụng như chống viêm, kháng khuẩn, bổ máu. trong khi đó, thịt nạc lành tính, nhiều dinh dưỡng. vì vậy, các bà mẹ sau sinh nên dùng món này để bồi bổ sức khỏe.

Nghệ là loại gia vị tính ấm, có vị cay, đắng được dùng phổ biến trên thế giới. Loại gia vị này có đặc tính chống viêm, sưng, làm tăng miễn dịch và ngăn nhiễm trùng. Nghệ còn có khả năng chữa lành, ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương.

2. Thịt bò kho kỹ với gừng

Thịt bò nạc là lựa chọn hàng đầu cho bà đẻ bởi không chỉ cung cấp đầy đủ năng lượng mà còn giàu chất sắt. một khi chất sắt trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. ngoài ra, khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần ăn thực phẩm giàu chất đạm và vitamin b12. thịt bò là nguồn cung cấp hai chất dinh dưỡng này tuyệt vời nhất.

3. Thịt chim cút

Theo đông y cho rằng, thịt chim cút là loại Thu*c bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí, thanh lợi thấp nhiệt, làm cứng gân cốt, giúp chịu đựng được nóng rét như nhân sâm, tiêu nhọt do nóng nhiệt, tác dụng bổ hư trừ bệnh. thịt chim cút lại dễ hấp thu nên thích hợp sử dụng cho phụ nữ có thai, sau sinh đẻ, người cao tuổi cần bồi bổ sức khỏe.

chuyen gia dong y giai dap thac mac: ba de nen an gi? - 3

Trứng chim cút tốt cho bà đẻ. Ảnh minh họa

4. Trứng chim cút

Người ta đã phát hiện trong trứng chim cút có tác dụng bồi bổ khí huyết hư nhược, điều tiết chức năng của ngũ tạng, tốt cho người bà đẻ, những người ốm yếu. đặc biệt thích hợp cho những bà đẻ trong việc điều hòa kinh nguyệt, thông khí huyết, giảm tình trạng ứ huyết.

5. Trứng gà

Theo Đông y, trứng gà còn được gọi là kê tử, có vị ngọt tính bình, không độc trừ các chứng lị, trị rôm xảy, an thai chữa tê bại. Dùng trứng gà bồi dưỡng sau bồi bổ sức khỏe. Trong đó, lòng đỏ trứng rất tốt đối với đại não, với hệ thần kinh. Lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp.

6. Tim lợn hầm

Theo đông y, tim lợn vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; vào tâm, phế. đông y cũng khẳng định, tim lợn có tác dụng ích khí, bổ tâm, chữa kinh giản thương phong, trợ lực cho phụ nữ sau sinh.

Các món ăn hấp hầm dẫn từ tim lợn không những giúp bạn đổi khẩu vị, ngon miệng mà còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng trị bệnh.

7. Tôm bể

Tôm rất tốt cho sức khoẻ. nguồn protein dồi dào giúp người mẹ phục hồi cơ thể nhanh chóng, hơn nữa canxi trong thịt tôm thông qua sữa mẹ còn góp phần phát triển hệ xương cho em bé. vì thế bà đẻ nên ăn tôm bể.

8. Cá chép

Cháo cá chép là một trong số các món ăn cho bà đẻ quen thuộc từ ngàn xưa. thực tế thấy rằng, thịt cá chép ngon, tính bình có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, an thai, thông sữa, hạ khí, tốt cho hệ tiêu hóa, bớt ho suyễn, chữa mẩn ngứa....

chuyen gia dong y giai dap thac mac: ba de nen an gi? - 5

Cháo cá chép là một trong số các món ăn cho bà đẻ quen thuộc từ ngàn xưa. Ảnh minh họa

Đặc biệt, với bà đẻ cháo cá chép được biết đến nhiều là món ăn lợi sữa. quan niệm dân gian cho rằng, trong thai kì bà bầu ăn cháo cá chép thường xuyên sẽ sinh ra những đứa con thông minh, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh. vì trong thịt cá chép có nhiều protein và các axit amin, chất béo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. thịt cá chép ngon, tính bình có tác dụng lợi tểu tiện, tiêu phù thũng, an thai, thông sữa, hạ khí, bớt ho suyễn.

9. Cá quả

Trong thực đơn của bà đẻ, cá quả (cá lóc) là một trong số loài cá lành nhất được mọi người từ xưa đến nay khuyên dùng. Theo Đông y, cá quả hay còn gọi là cá tràu, cá lóc, có vị ngọt tính hàn, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị suy nhược, thiếu sữa.

Cá quả có vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ, lợi thủy, khứ ứ sinh tân, khu phong thanh nhiệt, bổ khí huyết. Có chế biến để dùng trong các bữa ăn hàng ngày từ 100 – 200g bằng nhiều cách như kho, hầm, nấu, hấp, làm ruốc.

10. Rau ngót

Theo kinh nghiệm dân gian, bà đẻ ăn rau ngót sẽ nhanh chóng tống hết chất nhầy, sản dịch ra khỏi cơ thể do đó, sau sinh, bà đẻ nào cũng đều ăn rau ngót.

11. Cải cúc

Rau cải cúc là một món ăn có thể chữa thiếu sữa sau sinh cho sản phụ theo công thức sau: rau cải cúc thịt lợn nạc hấp cách thuỷ: rau cải cúc 300g, thịt lợn nạc 150g, lạc nhân 50g, mắm muối vừa đủ.

Ngoài ra các món như giò heo, đu đủ xanh, xu hào, củ sen, cam bưởi, mè chứa các thành phần dinh dưỡng giúp tạo sữa nhiều cho em bé. Đặc biệt, nghệ được xem là loại thảo dược rất tốt đối với bà mẹ sau sanh. Những món ăn có nghệ ví dụ như thịt kho nghệ, trứng hay cải xào nghệ, khổ qua xào nghệ giúp hoạt huyết, đẩy sản dịch ra nhanh, tiêu hóa tốt.

Theo Lương y Lê Xuân Hải (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/chuyen-gia-dong-y-giai-dap-thac-mac-ba-de-nen-an-gi-c85a389851.html)

Tin cùng nội dung

  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY