Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Chuyên gia giải thích tại sao trẻ chậm nói và lý do bố mẹ không thể ngờ tới

Bước qua 2 tuổi, nhiều trẻ vẫn không biết nói, không chịu nói và không phản ứng với mọi thứ âm thanh xung quanh.

Một số Trẻ chậm nói do nhiều nguyên nhân

Đó trường hợp bé Nguyễn Huy Nam (3 tuổi, Thanh Hóa) được gia đình đưa đến Trung tâm Thính học & Trị liệu ngôn ngữ, Bệnh viện Nhi Trung Ương khám với Ban đầu, gia đình chỉ nghĩ con

ThS. BS Lại Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thính học & Trị liệu ngôn ngữ, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết, hiện nay có khá nhiều trẻ đến khám tại bệnh viện với lý do chậm nói. Tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, khi thăm khám các cháu bé chậm nói, các bác sĩ sẽ đo thính lực của các bé để loại trừ các nguyên nhân gây ra chậm nói là do thính lực hay do có vấn đề về bại não hay chậm phát triển trí tuệ. Bởi chậm nói do nhiều nguyên nhân có thể là biểu hiện của trẻ mắc tự kỷ hoặc là biểu hiện của sự trì trệ của vùng ngôn ngữ trên não bộ dù trí tuệ và tâm lý của trẻ bình thường. Có những bé bị bệnh bại não, chậm phát triển trí tuệ cũng dẫn đến chậm nói. Và đặc biệt có những bé bị nghe kém thì chắc chắn chậm nói hoặc thậm chí không có ngôn ngữ tùy vào mức độ nghe kém.

Những mốc chậm nói ở trẻ bố mẹ cần phát hiện sớm để can thiệp

Theo BS Hà, việc sàng lọc sức nghe cho các bé sơ sinh là một tiêu chí không thể bỏ qua tại các cơ sở sản khoa. Các gia đình nên cho con đi khám sàng lọc sức nghe khi các bé có những biểu hiện bất thường ở các mốc như:

Trẻ 3-4 tháng tuổi mà không đáp ứng với tiếng động mạnh; không phát ra âm thanh gừ gừ.

Đến mốc 5-12 tháng, trẻ không phản ứng hoặc quay đầu về phía có âm thanh phát ra; không tìm cách giao tiếp với người khác; không biết nói một từ nào, không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay; không phản ứng khi được gọi tên…

Trẻ 15-18 tháng, các bố mẹ cũng đặc biệt lưu ý khi trẻ không hiểu và phản ứng với các từ như "không", "dậy nào"; không nói được từ nào; không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi, không chỉ vào vật mình thích và ngước nhìn bạn, chưa nói được các từ đơn giản như "mẹ", "bế"…

Trẻ ở tháng thứ 24, bố mẹ quan sát con khi vốn từ tăng chậm; chưa nói nổi 15 từ; không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác; không thể thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản, không dùng lời nói để giao tiếp, không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn…

Trẻ từ 25-35 tháng, không nói được câu đơn giản có 2-4 từ; không thể gọi tên vài bộ phận của cơ thể; không biết đặt các câu hỏi đơn giản; không ai trong gia đình có thể hiểu bé.

Ở giai đoạn trẻ từ 3 đến 4 tuổi, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ có những biểu hiện không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ); không thể ghép các từ thành câu ngắn khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu; không đặt câu hỏi; ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện; không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác; đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ…

ThS. BS Lại Thu Hà nhấn mạnh, độ tuổi từ 3 tháng – 2 tuổi, khoảng 1/5 trẻ em có thể có dấu hiệu chậm nói, nhưng nhiều trẻ trong số đó sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên.

Với những trẻ nghe kém ở mức độ nhẹ, chúng phát triển ngôn ngữ cũng như hiểu lời ở độ tuổi nhỏ như các bạn khác nhưng bắt đầu gặp khó khăn khi đến tuổi đến trường vì chúng rất khó nghe trong các môi trường ồn và khoảng cách xa. Hoặc, có những bé sinh ra được sàng lọc ốc tai với kết quả bình thường nhưng trong quá trình lớn lên sức nghe của bé mới bị giảm sút. Do đó, nếu có bất kì dấu hiệu nào bất thường như trên, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là kiểm tra khả năng nghe của con, BS Hà khuyến cáo.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/chuyen-gia-giai-thich-tai-sao-tre-cham-noi-va-ly-do-bo-me-khong-the-ngo-toi-20200328102912346.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung